Hiện nay, các cơ sở kinh doanh, sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà quên đi chất lượng của sản phẩm, điều đó có thể dẫn đến sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Vậy làm gì để biết sản phẩm rau củ quả đang sử dụng là sản phẩm sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hãy xem qua bài viết dưới đây, Techtra sẽ giải đáp cho các bạn tất cả thắc mắc về kiểm nghiệm rau củ quả nhé.
1. Tại sao phải kiểm nghiệm rau củ quả?
Theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm rau củ quả ra thị trường thì cần phải kiểm nghiệm thực phẩm và cẩn phải công bố chất lượng theo nghị định 15/2018/NĐ-CP do bộ y tế ban hành. Do đó, các doanh nghiệp muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường thì việc kiểm nghiệm rau củ quả phải luôn được thực hiện định kỳ 6 tháng/ lần nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm rau củ quả sẽ giúp cho người tiêu dùng cảm thấy an tâm khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, ngăn chặn vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
2. Dựa trên pháp lý để tiến hành kiểm nghiệm rau củ quả
Rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của gia đình bạn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và còn tốt cho hệ tiêu hóa. Tùy vào từng loại rau củ quả, có thể được phân thành nhiều loại hình như rau củ tươi, rau củ được nấu chín hoặc các loại rau củ được chế biến đông lạnh, đóng hộp, sấy khô,.. phải tuân theo quy định kiểm nghiệm dưới đây:
– Theo luật về an toàn thực phẩm năm 2010.
– Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP về luật an toàn thực phẩm.
– Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT về quyết định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
– QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn đối với kỹ thuật quốc gia về các giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
– QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn đối với kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
3. Các chỉ tiêu trong quy trình kiểm nghiệm rau củ quả
Tại các trung tâm kiểm nghiệm rau củ quả, các chỉ tiêu được đề cập trong bảng sau đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả và phương pháp thử nghiệm:
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp để thử nghiệm |
Cảm quan và cơ lý | ||
1 | Cảm quan về (trạng thái, màu sắc, mùi, vị,…) | Phương pháp cảm quan |
2 | Tạp chất | TK. TCVN 4808:2007 |
3 | Tỷ lệ cái, tịnh | TCVN 4414:1987 |
Thành phẩn chất lượng sản phẩm | ||
4 | Độ ẩm | FAO, 14/7, 1986/ Karfisher |
5 | Đường tổng | TCVN 4594:1988 |
6 | Đường khử | TCVN 4594:1988 |
7 | Carbohydrate | TCVN 4594:1988 |
8 | Xơ thô | TK. TCVN 5103:1990 |
9 | Tinh bột | FAO, 14/7, 1986 |
10 | Muối | AOAC 937.09 (2011) |
11 | Piperin | ISO 5564:1993 |
12 | Acid tổng | TCVN 1589:1988 |
13 | Acid bay hơi | TCVN 4589:1988 |
14 | Tro tổng | FAO, 14/7, 1986 |
15 | Tro không tan trong HCL | TCVN 7765:2007 |
16 | Phospho tổng số | AOAC 995.11 (2011) |
17 | Đạm | FAO, 14/7, 1986 |
18 | Béo | FAO, 14/7, 1986 |
19 | Béo | TK. AOAC 966.17 (2011) |
20 | Xơ dinh dưỡng | AOAC 985.29 (2011) |
21 | Năng lượng | Bȧng NUTRITION FACTS |
Kim loại nặng | ||
22 | Arsen (As) | AOAC 986.15 (2011) |
23 | Thủy ngân (Hg) | AOAC 974.14 (2011) |
24 | Cadimi (Cd) | AOAC 999.11 (2011) |
25 | Chì (Pb) | AOAC 999.11 (2011) |
Vi sinh – Rau củ tươi và rau củ đông lạnh | ||
26 | Tổng số vi khuẩn hiếu khí | TCVN 4884:2005ISO 4833:2003 |
27 | Coliform (CFO) | TCVN 6848:2007ISO 4832:2007 |
28 | E.coli (CFU) | TCVN 79242:2008ISO 16649. 2:2001 |
29 | Staphylococcus aureus | AOAC 2003.07:2011 (Petrifilm) |
30 | Clostridium perfringens | TCVN 4991:2005ISO 7937:2004 |
31 | Salmonella spp | TCVN 4829:2008ISO 6579:2007 |
Vi sinh – Rau củ quả muối, rau củ quả khô | ||
32 | Tổng số vi khuẩn hiếu khí | TCVN 4884:2005ISO 4833:2003 |
33 | Coliforms (CFU) | AOAC 991.14:2011 (Petrifilm) |
34 | E.coli (CFU) | AOAC 991.14:2011 (Petrifilm) |
35 | Clostridium perfringens | TCVN 4991:2005ISO 7937:2004 |
36 | Bacillus cereus | TCVN 4992:2005ISO 7932:2004 |
37 | Nấm men – Nấm mốc | TCVN 8275-1:2010ISO 21527-1:2008 (dạng lỏng) TCVN 8275-2:2010 ISO 21527-2:2008 (dạng rắn) |
Bài viết liên quan
- Kiểm nghiệm hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký
- Kiểm nghiệm mật ong bằng kỹ thuật sắc ký
- Các quy định và chỉ tiêu kiểm nghiệm ngũ cốc bằng máy sắc ký
4. Những vấn đề cần chú ý khi tiến hành kiểm nghiệm rau củ quả
Sản phẩm phải được doanh nghiệp bảo quản tốt thì mới tiến hành quy trình kiểm nghiệm và đạt kết quả khả quan.
Việc kiểm nghiệm rau củ quả phải được thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường và cần được thực hiện định kỳ 6 tháng / lần.
Kiểm nghiệm rau củ quả là thủ tục cần thiết phải thực hiện để doanh nghiệp cung cấp sản phẩm rau củ quả ra thị trường.
5. Những đơn vị kiểm nghiệm rau củ quả bằng kỹ thuật sắc ký uy tín tại TP. HCM
Công ty cổ phần Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Techtra là công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm bằng kỹ thuật sắc ký. Sẵn sàng đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định và giảm thiểu chi phí cho khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua:
Techtra LAB – Dịch vụ phân tích sắc ký cho Nghiên cứu & Ứng dụng
Địa chỉ: Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Website: www.techtra.vn
Hotline: 0376 968 518
Email: info@techtra.vn