1. Canh bạc tôm thẻ tại Bạc Liêu – Cà Mau.
Trải dài trên đoạn đường Quản Lộ Phụng Hiệp – đoạn đường nối liền 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, không thể không xót xa khi bắt gặp ngày càng nhiều những khu vực ao hồ nuôi tôm truyền thống bị bỏ dở. Theo phân tích của ngành chuyên môn, tôm chết do môi trường, thời tiết chiếm 72%, do dịch bệnh là 28%; bên cạnh đó, môi trường nuôi bị ô nhiễm do việc xả thải trực tiếp từ các ao nuôi tôm. Xem thêm: Thực trạng chung của ngành công nghiệp nuôi tôm Ngoài ra người nuôi còn sử dụng rất nhiều loại kháng sinh trong chăn như như: khiến tình trạng kháng kháng sinh ở Vi sinh vật(VSV) gây bệnh cho tôm ngày càng tăng. Năm 2020, chúng tôi với đội ngũ là các nhà nghiên cứu về Hóa học và Sinh học – Trường ĐH Khoa Học Tự nhiên đã thực hiện một chuyến khảo sát tại khu vực này, từ đó đưa ra các phương án để khắc phục các vấn đề trên của người nông dân. Qua quá trình khảo sát, nguồn nước và môi trường tại khu vực này rất đảm bảo cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, vấn đề các hộ nuôi tôm gặp thất bại trong việc xử lý nước ao nuôi, khi vừa phải đáp ứng được nguồn dinh dưỡng, vừa đảm bảo nguồn nước nuôi đã được xử lý các vi khuẩn và vi sinh vật có hại, đặc biệt là các dòng vi khuẩn gây bệnh gan tụy (V.parahaemolyticus), phân trắng, đốm đỏ, đốm trắng… Xem thêm: Những bệnh thường gặp ở tôm và cách phòng chữa. Để nghiên cứu các giải pháp khắc phục và đảm bảo chất lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tại khu vực Bạc Liêu – Cà Mau, dự án Unitech đã được thành lập, sử dụng thí điểm các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng tại Khu vực ao nuôi của anh Trương Quốc Chánh, nằm trên trục đường Quản Lộ Phụng Hiệp (xem chi tiết tại video)2. Cải thiện nguồn nước và kiểm sót bệnh tật trong nuôi tôm.
2.1. Cải thiện nguồn nước.
Xử lý nước là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong nuôi trồng thuỷ sản. Những năm gần đây, nước ô nhiễm đang ngày tăng lên do việc thải bỏ từ các thành phố, trong nông nghiệp và công nghiệp. Dẫn đến sự khan hiếm nước sạch trong việc nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra, việc thức ăn còn dư thừa trong nước, các chất bài tiết của vật nuôi cùng với các chất kháng sinh trong quá trình nuôi đã tạo ra một lượng chất thải lớn tồn đọng trong môi trường nước. Trong suốt thời gian qua, việc hạn chế các chất thải tồn dư này, phương pháp chủ yếu là lọc nước và thay nước liên tục. Tuy nhiên, lượng nước sạch cần có thì ngày càng khan hiếm.2.2. Kiểm soát bệnh tật.
Một trong các ứng dụng vượt trội của công nghệ sử dụng các hạt nano bạc để kiểm soát bệnh do khả năng diệt khuẩn của chúng. Đối với ngành thủy sản nói riêng, một trong những thách thức lớn phải đối mặt là việc kiểm soát các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Theo phương thức truyền thống, người ta vẫn đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong điều trị. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến sự kháng thuốc của các vi sinh vật gây gây bệnh khiến cho hiệu quả điều trị ngày một giảm dần. Để tìm ra phương pháp thay thế, các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng nano bạc trong điều trị giúp kiểm soát mầm bệnh cho ngành thủy sản.Trong những nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã đánh giá được tác dụng kháng khuẩn của các hạt nano đối với 2 vi khuẩn Lactococcus garvieae và Streptococcus iniae, trong đó tiêu biểu là hiệu quả của nano bạc lên ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis – một loại ký sinh gây bệnh đốm trắng trên cá nước ngọt.2.3. Xử lý vi sinh vật gây bệnh.
Nano bạc hay còn có tên gọi khác là Nano Silver. Đây là những hạt bạc có kích thước nano (1 nanomet = 1 phần tỷ mét). Nhờ công nghệ nano sẽ giúp chia nhỏ các phân tử bạc ở kích thước nhỏ nhất (nanomet), qua đó làm tăng diện tích bề mặt của bạc và khả năng kháng khuẩn lên gấp nhiều lần. Chính vì thể, nano bạc có thể diệt khuẩn và nấm ngay khi tiếp xúc. Bạc ở kích thước nano có hiệu quả sát khuẩn cao hơn bạc ở kích thước micro nhiều lần. Điều này đã thúc đẩy nhiều hướng nghiên cứu chế tạo và sử dụng nano bạc khử trùng trong y tế và đời sống trên thế giới. Các nhà khoa học từ lâu đã chứng minh nano bạc có khả năng tiêu diệt hơn 650 chủng vi sinh gây bệnh cho người. Do bạc có khả năng tiêu diệt hơn 650 chủng vi sinh gây bệnh cho người mà chúng không có khả năng tạo đề kháng chống lại tác động của bạc do bạc ức chế quá trình chuyển hóa hô hấp và vận chuyển chất qua màng tế bào vi sinh vật. Bạc có khả năng phá huỷ enzyme vận chuyển chất dinh dưỡng của tế bào vi khuẩn. Làm yếu màng, thành tế bào và tế bào chất, làm rối loạn quá trình trao đổi chất, dẫn đến tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm trùng, mùi hôi, ngứa và đau,… Không chỉ vậy, bạc không có hại với cơ thể con người, nên có thể sử dụng với liều lượng tương đối cao. Nano bạc tấn công vào các đầu nối disunfit HS-SH trên màng tế bào của các sinh vật đơn bào (vi khuẩn, nấm, tảo) ức chế khả năng vận chuyển oxy vào trong tế bào làm tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn quá trình sao chép mã của sinh vật đơn bào. Một số cơ chế diệt khuẩn khác cũng được các chuyên gia cho là đúng như là lý thuyết hấp phụ: tế bào vi khuẩn bị vô hiệu hóa là do kết quả của quá trình tương tác tĩnh điện giữa bề mặt mang điện tích âm của tế bào và ion bạc được hấp phụ lên bề mặt vi khuẩn, sau đó xâm nhập vào bên trong tế bào vi khuẩn và vô hiệu hóa chúng. Bằng các kỹ thuật chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét độ phân giải cao (FE-SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt nano bạc bám dính với các thành phần điện tích âm trên bề mặt tế bào làm thay đổi tính thấm và sự hô hấp của màng tế bào. Đồng thời các hạt bạc có kích thước nhỏ chui vào trong tế bào, kết hợp với các enzyme hay ADN có chứa nhóm sunfuahydrin – SH hặc phốt phát gây bất hoạt enzyme hay ADN dẫn đến gây chết tế bào (Hình 2). Ngoài ra các ion bạc còn có khả năng liên kết với các base của ADN và trung hòa điện tích của gốc phosphate do đó ngăn chặn quá trình sao chép ADN. Hình 1. Nano bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn Các mẫu nước thử nghiệm được lấy từ mẫu nước trước khi xử lý bằng nano bạc được gửi đến Trung tâm Kỹ thuật chi nhánh Cà Mau – Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Evergreen Việt Nam để đánh giá các tiêu chí về tổng vi sinh vật (Hình 2). Kết quả các mẫu nước tại ao lắng và ao SS cho thấy, tổng hàm lượng Vibrio của ao chứa I là 2000 cfu/ml, ao sẵn sàng là 2400 cfu/ml, ngưỡng an toàn cho phép trong môi trường nuôi tôm là 1000 cfu/ml. Hình 2. Kết quả phân tích vi khuẩn trước khi xử lý bằng nano bạc Tiến hành xử lý nguồn nước bằng dung dịch nano bạc Unitech với hàm lượng 200ml nano bạc / 4000 m3 nước / ngày, sử dụng liên tục trong 07 ngày, gửi đến Phân viên Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để tiến hành phân tích các mẫu nước thu được kết quả: Tổng hàm lượng Vibrio trong ao nuôi đạt ngưỡng 100 cfu/ml giảm đi hơn 20 lần so với trước khi sử dụng nano bạc, hàm lượng vi khuẩn gan tụy V-para là 10 cfu/ml giảm đi 40 lần so với trước khi sử dụng nano bạc (Hình 5.a). Hình 3. Kết quả phân tích vi khuẩn trước khi xử lý bằng nano bạc Sử dụng nano bạc liên tục với hàm lượng như trên trong vòng 06 tháng tiếp theo, kết quả thu được như sau: + Vi khuẩn gan tụy V-para giảm còn 0 cfu/ml tại các khu vực: Khu vực ao chứa, khu vực ao làm lắng, khu vực ao sẵn sàng , khu vực bồn nuôi + Tổng hàm lượng khuẩn Vibrio giảm nhiều lần so với kết quả trước khi xử lý bằng nano bạc: Khu vực ao chứa I còn 170 cfu/ml, khu vực ao làm lắng còn 250 cfu/ml, khu vực ao sẵn sàng < 10 cfu/ml, khu vực bồn nuôi là 130 cfu/ml (Hình 3.b). Như vậy với việc sử dụng nano bạc có hiệu quả rất tốt trong xử vi khuẩn cho nguồn nước nuôi tôm, đặc biệt là xử lý vi khuẩn gan tụy V-para, tuy nhiên cần phải lưu ý các điểm sau trong quá trình xử lý: – Không sử dụng các chất kháng sinh hay xử lý nguồn nước khác trong quá trình đang sử dụng sản phẩm nano bạc Unitech. – Nano bạc phải được hòa tan với 20L nước trước, sau đó tạt đều trong khu vực ao chứa, sử dụng khi trời mát, hạn chế ánh nắng mặt trời. Khi tôm bị bệnh nặng, cần pha trực tiếp nano bạc vào thức ăn cho tôm, nhưng sau đó phải bổ sung men tiêu hóa cho tôm bằng men vi sinh.3. Các chất dinh dưỡng và vai trò trong nano khoáng.
Khoáng là một nhân tố thiết yếu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Các chất khoáng thường hiện diện trong môi trường nước hoặc trong thức ăn tuy nhiên hàm lượng lại rất ít, dưới mức tối thiểu. Cùng với đó người nông dân ít quan tâm đến việc cung cấp các chất khoáng thiết yếu cho tôm. Vì vậy trong quá trình nuôi, tôm thường ốm yếu, sức đề kháng kém, dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công dẫn đến vụ mùa thất thoát.3.1.Dưới đây là bảng hàm lượng dinh dưỡng và vai trò của từng chất:
3.2. Vai trò các chất dinh dưỡng:
Canxi (Ca): Thành phần có vai trò quan trọng tham gia vào quá trình làm đông máu, các hoạt động chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu. Ngoài ra (Ca) còn là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành lớp vỏ kitin của tôm Kali (K): Vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, vì vậy khi thiếu (K) tôm sẽ bị suy yếu, biếng ăn và có thể dẫn đến chết hàng loạt. Đồng (Cu): Thành phần của nhiều enzyme có hoạt tính oxy hóa, có vai trò quan trọng trong sự hô hấp và là thành phần của sắc tố đen (Melanin). (Cu) kích thích quá trình sử dụng Fe và là chất xúc tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Thiếu (Cu) tôm thường giảm sinh trưởng và hàm lượng (Cu) có trong máu, gan tuy cũng giảm. Magie (Mg): Chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme. Tôm và cá biển dễ hấp (Mg) từ môi trường nước. Thiếu (Mg) vật nuôi sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao. Kẽm (Zn): Tăng khả năng vận chuyển CO2 trên động vật thủy sản, kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Thiếu kẽm tôm sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Manga (Mn): Thành phần cần thiết của một số enzyme như pyruvate carboxylase, lipase hay là thành phần cấu thành enzyme trong chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate.3. Nano bạc Toàn Thắng – Sản phẩm từ nghiên cứu khoa học
Sau thời gian thử nghiệm thành công các công nghệ nano bạc và nano khoáng để cải thiện nguồn nước nuôi tôm. Dự án Unitech đã mang đến cho bà con nuôi tôm hai dòng sản phẩm, đặc trưng cho vùng nuôi tôm tại vùng Bạc Liêu – Cà Mau Thành phần các chất bao gồm: Ca = 2500ppm, K = Mg = Mn = 1200ppm, Cu = Zn = 500ppm3.1. Các tình huống bệnh và liều lượng sử dụng nano bạc.
Với các tình huống bệnh khác nhau ta sẽ có các sử dụng khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Có 3 tình trạng bệnh phổ biếng hay gặp ở tôm đó là:- Phòng bệnh: Pha 1 lít dung dịch vào 100 lít nước, tạt đều 5000 m3 ao nuôi.
- Bệnh nhẹ: Pha 1 lít dung dịch vào 100 lít nước, tạt đều 4000 m3 ao nuôi.
- Phát bệnh: Pha 1 lít dung dịch vào 100 lít nước, tạt đều 2000 m3 ao nuôi.
3.2. Lưu ý khi sử dụng dung dịch nano bạc Toàn Thắng.
- Sau khi sử dụng sản phẩm thì từ 48 đến 72 giờ phải bắt đầu xử lý lại hệ đường ruột bằng men vi sinh.
- Đối với hệ thống nuôi tuần hoàn nước (4000 m3/ngày): Pha 200 ml dung dịch vào đu nguồn nước, sử dụng hằng ngày.
Life protection
___________________ CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0376 968 518. Zalo: 0376 968 518 Facebook: fb.com/techtra.vn Website: www.techtra.vn Tiki: http://tiki.vn/cua-hang/shop-blake Lazada: https://www.lazada.vn/shop/techtra-shop Shopee: https://shopee.vn/techtra.vn
Pingback: Khoang nano cho sự phát triển toàn diện ở tôm - Techtra