About Us

Bệnh trên cây ớt – Cách phòng và trị bằng nano bạc

Đối với các nhà vườn trồng ớt, có nhiều bệnh trên cây ớt xuất hiện. Nhưng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không thể trị được tận gốc. Mà còn có thể lây lan sang các đợt gieo trồng sau.

1. Một số loại bệnh trên cây ớt phổ biến

1.1 Bệnh đốm trắng và thán thư trên ớt.

Bệnh trên cây ớt ảnh hưởng đến quả
Bệnh trên cây ớt ảnh hưởng đến quả

Bệnh đốm trắng: chủ yếu gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già. Ban đầu vệt bệnh có màu xanh đậm sau đó lan ra và nhạt dần thành màu trắng, viền xung quanh nâu đậm. Bệnh khiến cho lá rụng sớm, trái nhỏ, năng suất thấp.

Thán thư, đốm quả do nấm (đốm trái, nổ trái): do Collectotrichum spp gây ra, vết bệnh xuất hiện thường có hình bầu dục đồng tâm lõm sâu vào trong, chúng có màu vàng trắng bển hay nâu đậm. Ở điều kiện 28-30o C bệnh lan nhanh làm giảm năng suất trầm trọng (70-80o/o ), mầm bệnh khó tiêu diệt gây ảnh hưởng lớn đến đợt gieo trồng sau.

1.2 Các loại bệnh phổ biến khác.

Bệnh hại làm hư lá cây
Bệnh hại làm hư lá cây
  • Bệnh sương mai: do nấm Phythopthora capsici gây ra khiến cho lá xuất hiện các đốm hình tròn màu xanh đen, ở thân là xám đen và trái màu nâu nhạt. Tại chỗ bị bệnh các bộ phận trên cây nhũn dần và có mùi thối.
  • Bệnh héo tươi: gây hại nặng trong mùa mưa, xuất hiện rải rác trong vườn cây. Lúc vừa xuất hiện trên cây già có các lá bên dưới héo nhẹ rất khó nhận biết, với cây con thì lá non sẽ héo trước. Vài ngày sau cây sẽ héo nhanh mà lá không vàng.
  • Bệnh héo rũ cây con: do nấm Rhizoctonia solani, Fusarium spp, Pythium spp gây ra. Chúng làm cho cây con chết nhanh chóng và hàng loạt ngang gốc thân hoặc phần tiếp giáp giữa thân và mặt đất.
  • Chết nhánh: do nấm Choanephoracucurbitarum gây ra. Chúng câm nhập tại các đoạn phân cành rồi lan ra phần trên cây khiến các nhánh bị chết.
  • Bệnh thối hạch: triệu chứng ban đầu của bênh là những sợi nấm trắng xuất hiện quanh gốc thân và phần thịt sẽ đen cuống trái. Lan rộng bện thành bông gòn và thành những hạch trắng quanh gốc thân rễ, trái sẽ thối khô rồi đen.

2. Nano bạc – phòng và trị bệnh trên cây ớt

2.1. Cơ chế diệt khuẩn

Với kích thước chỉ vài nanomet (nm) nên có độ phát tán rất cao trong cả đất, nước và không khí. Khi gặp vi khuẩn gây hại trên ớt, do cấu tạo tế bào có các nhóm thiol (-SH) nên các nhóm này trên vi khuẩn, nấm mốc… Sẽ phản ứng ngay lập tức với bạc. Liên kết Ag-S-Ag là liên kết hóa học đủ mạnh. Do đó nhóm thiol này bất hoạt, đóng vai trò trong việc vận chuyển và trao đổi chất. Dẫn đến chủ thể bị tiêu diệt su vài giấy tiếp xúc.

2.2. Cách sử dụng nani bạc để phòng trị bệnh trên ớt

Nano bạc khuyên dùng để trị bệnh trên cây ớt
Nano bạc khuyên dùng để trị bệnh trên cây ớt

Pha với nước theo tỷ lệ 1:400, tức là với 500ml nano bạc sẽ pha với 200l nước sạch.

Phòng bệnh: ta phun trực tiếp 2-3 tuần/lần

Với trị bệnh: phun trực tiếp 2-3 ngày/ lần.

Bạn có thể tăng nồng độ pha bằng cách giảm tỉ lệ pha xuống còn 1:300, 1:200 vào mùa mưa, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Với sản phẩm nano bạc không chỉ giải quyết được các bệnh trên cây ớt. Mà còn có vai trò như “vacccine” phòng bệnh vào mùa mưa. Giúp hạn chế các bệnh thường xuyên xảy ra trên vườn ớt. Ngoài ra chế phẩm nano bạc không gây hại đến môi trường như các loại thuốc hóa học và giúp cây tăng cường đề kháng.

Xem thêm về nano bạc.

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA

Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0376 968 518

Zalo: 0376 968 518

Facebook: fb.com/techtra.vn

Website: www.techtra.vn

Link Shopee: https://shopee.vn/blake.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay