About Us

Tìm hiểu chu kỳ sống của thực vật có hoa

Cũng như con người và các loài động vật, thực vật cũng có một chu trình sống riêng biệt của mình bao gồm quá trình sinh trưởng và phát triển. Từ 1 hạt giống đến cây con sau đó là cây trưởng thành có khả năng sinh sản ra hoa kết trái. Đối với các loại cây ăn trái hay rau củ, chúng ta thường sử dụng một số bộ phận như củ, quả, lá, hoa và hạt để làm thức ăn. 

Tuy nhiên khác với củ và lá, các phần như hoa, quả, hạt đều chỉ xuất hiện ở 1 giai đoạn nhất định trong vòng đời phát triển của cây trồng. Và đa số các loại cây trồng có hoa đều có các giai đoạn giống nhau cơ bản trong vòng đời phát triển.

Vì vậy việc hiểu rõ chu trình sống hay vòng đời của cây sẽ giúp các nhà vườn nắm bắt được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để đề ra kế hoạch chăm sóc, bổ sung phân bón, khoáng chất thích hợp nhằm thu được hiệu quả năng suất cao nhất. 

1. Cây con mọc lên từ hạt

Khi hạt giống được gieo trong một môi trường thích hợp về độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận cho vỏ của hạt giống vỡ ra và phôi hạt bắt đầu phát triển thành cây con. 

Rễ lần lượt xuất hiện giúp cây con cố định trong đất, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. 

Cây con mọc chồi mới và phát triển thành thân cây. Lá có thân làm điểm tựa giúp vươn lên hấp thu ánh sáng mặt trời để quang hợp cung cấp năng lượng cho cây. Cùng với đó, nước và chất dinh dưỡng cũng được rễ hấp thu và vận chuyển lên các bộ phận khác.

Giai đoạn này, nhà vườn nên bổ sung thêm phân lân (P) và phân đạm (N) để thúc đẩy rễ phát triển theo tỷ lệ NPK là 30:30:10. Đây là lúc cây cần nhiều hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhất để phát triển khỏe mạnh. 

Thực vật
Thực vật

2. Cây trưởng thành bắt đầu ra hoa

Cây con phát triển thành cây trưởng thành và sẵn sàng vào giai đoạn sinh sản. Giai đoạn này được khởi đầu bằng quá trình ra hoa. 

Hoa là bộ phận có cấu tạo đặc biệt tham gia vào quá trình sinh sản bao gồm sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng. 

Giai đoạn này, thay vì bổ sung thêm phân lân và phân đạm nhà vườn nên bổ sung nhiều phân kali theo tỷ lệ NPK là 10:30:30 để tăng năng suất cây trồng. 

Cây trưởng thành bắt đầu ra hoa

2.1 Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính gồm hai quá trình chính là quá trình thụ phấn và thụ tinh

2.1.1. Quá trình thụ phấn

Thụ phấn là quá trình mà hạt phấn được di chuyển (nhờ gió hoặc động vật) từ bao phấn của hoa đực đến nhụy và noãn của hoa cái. 

Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính

2.1.2. Quá trình thụ tinh 

Hạt phấn mang giao tử đực chứa một nửa số nhiễm sắc thể (n) của cây. Sau khi thụ phấn, các giao tử này di chuyển đến noãn, nơi chúng kết hợp với các giao tử cái cũng chứa một nửa số lượng nhiễm sắc thể (n) để tạo thành hợp tử 2n và phát triển thành hạt và quả. Quá trình này được gọi là quá trình thụ tinh.

2.1.3. Hạt và trái

Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra trái chứa hạt ở trong.

Hạt đóng vai trò quyết định trong việc gia tăng số lượng và duy trì nòi giống của một loài thực vật. Và trong mỗi hạt đều chứa một phôi (cây con), đầy đủ các bộ phận rễ, thân và lá để sẵn sàng phá bỏ lớp vỏ bọc của hạt phát triển thành cây mới khi có điều kiện thích hợp.

sinh sản dinh dưỡng
sinh sản dinh dưỡng

2.2 Sinh sản sinh dưỡng

Không giống với sinh sản hữu tính xảy ra quá trình thụ tinh để tạo ra hạt và phát triển thành một cây con mới. Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cây con được sinh ra từ một bộ phận của cây bố hoặc mẹ. Những cây con mới này đều có bộ gen và đặc điểm giống hệt với cây bố mẹ. 

Ví dụ: Một số loài cây củ có thân mọc nghiêng hoặc nằm trên mặt đất như hành, gừng, nghệ thì những cây con mới sẽ mọc lên dọc theo thân của chúng. 

sinh sản dinh dưỡng
sinh sản dinh dưỡng

3. Thời gian một vòng đời của cây trồng

Các loài thực vật có hoa hầu như đều trải qua các giai đoạn giống nhau, nhưng thời gian của mỗi giai đoạn lại khác nhau rất nhiều giữa các loài. Một số cây sẽ hoàn thành chu kỳ trong vài tuần nhưng cũng có những cây phải mất đến hàng tháng, hàng năm.

Cây hàng năm: là cây mọc từ hạt, sau đó chúng sinh trưởng phát triển ra hoa và tạo hạt mới rồi chết đi, tất cả trong vòng chưa đầy một năm. Một số trải qua chu kỳ này nhiều hơn một lần trong một năm. Ví dụ: cây lúa, ngô, mía, thuốc lá, thầu dầu, hướng dương và một số rau củ quả như dưa hấu, bắp cải, súp lơ, cà chua,…

Cây lưỡng niên (cây 2 năm): là cây mất 2 năm để đi hết vòng đời. Chúng thường phát triển mạnh vào mùa xuân và ngừng tăng trưởng vào mùa đông. Ví dụ: cây mít, Cây lâu năm: là những cây có chu trình sống từ 3 năm trở lên. Ví dụ: các cây gia vị như gừng, nghệ; cây hương liệu như astiso, bạc hà, ý dĩ; cây ăn quả như sầu riêng, măng cụt, …

Tóm lại, việc hiểu rõ về vòng đời của cây trồng sẽ giúp cho nhà vườn hiểu được từng giai đoạn phát triển của cây để có những biện pháp chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết một cách hợp lý, nâng cao năng suất thu hoạch. 

Ngoài ra nhà vườn cũng có thể trồng xen canh các loài cây hằng năm, lưỡng niên hay lâu năm nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất canh tác và cải thiện thu nhập, tránh phụ thuộc vào một loài cây duy nhất. 

Life Protection

CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA

Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0376 968 518

Zalo: 0376 968 518

Facebook: http://fb.com/techtra.vn

Website: www.techtra.vn

Tiki: http://tiki.vn/cua-hang/shop-blake

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/techtra-shop

Shopee: https://shopee.vn/blake.vn

One thought on “Tìm hiểu chu kỳ sống của thực vật có hoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay