1. Tổng quan về cam máu
1.1. Tại sao có tên gọi cam máu (Blood Orange)?
Cam máu (Blood Orange) có tên khoa học là Citrus sinensis, chúng thuộc họ Rutaceae là giống cam ngọt phổ biến có ruột màu đỏ thẫm như màu máu cho nên nó được gọi là cam máu. Khác biệt so với các loại cam thông thường, cam máu được cho là một loại quả lai giữa bưởi và quýt. Một số quả có màu đỏ máu ở bên ngoài lớp vỏ.
Ba giống phổ biến nhất của cây cam máu là: Tarocco, Sanguinello và Moro.
1.2. Điểm khác biệt giữa cam máu và cam thường
Ở các loại cam vàng bình thường có chứa sắc tố Carotenoid tạo nên sắc cam của chúng, còn ở cam máu, ngoài chất này nó còn được bổ sung thêm chất Anthocyains, chủ yếu là Cyanidin-3-glucoside. Hợp chất này phổ biến trong nhiều loại trái cây như táo, nho, xuân đào và mâm xôi.
Thật thú vị khi Anthocyanin tinh khiết gần như là vô vị nhưng nó lại làm cho quả cam máu có một hương vị đặc biệt: mát lành, ngọt thơm, không có vị chua vì thế không thể nhầm lẫn với các loại quả khác cũng có chất Anthocyanin như quả việt quất, dâu tây hay nam việt quất. Cam máu ngon nhất là những quả có màu đỏ tía, hoặc đỏ tươi với các sọc đỏ đậm, phụ thuộc vào loại giống.
2. Cách trồng và chăm sóc cam máu
2.1. Cách trồng cam máu
Trước khi trồng cây cam máu cần lưu ý tới một số yếu tố như sau:
Đất: Cần chọn đất trồng cam máu là đất đỏ bazan hay đất có lẫn cát (cát pha).
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp là từ 0 độ C đến 35 độ C.
Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 4 hoặc tháng 6).
Độ pH: Dao động trong khoảng 6 – 6.5.
Mật độ trồng: Mật độ 5m x 5m (400 – 450 cây/1ha).
Hố trồng: Kích thước 80 x 80 x 80cm.
Quy trình trồng cây cam máu
Bước 1: Làm sạch cỏ. Đối với đất chua, trước khi cày bừa đất cần rắc vôi.
Bước 2: Tạo mô trồng cây bằng cách sử dụng đất ao phơi khô. Mỗi mô cần có kích thước 55cm x 30cm (rộng x cao). Giữa mô nên bón thêm 100g phân lân + 8kg phân chuồng ủ mục giúp cây nhanh phát triển bộ rễ.
Bước 3: Tạo một hố nhỏ giữa mô, sau đó đặt bầu cây đã xé túi bầu vào hố (tránh trồng cây giống tiếp xúc trực tiếp với phân); lấp đất và nén chặt đất.
Bước 4: Phủ vỏ trấu đã được ủ hoai mục (ủ vỏ trấu trong một thời gian đến khi thấy chuyển thành chất mùn là được) hoặc rơm ở xung quanh gốc cây (không nên phủ rơm kín gốc cây).
Bước 5: Cắm cọc cho cây giúp cây đứng vững không bị đổ khi gặp gió lớn, mưa bão. Sau cùng, tưới nước cho cây cam.
Lưu ý: Nên trồng cam vào khoảng 18 giờ mỗi ngày, vì lúc này trời mát có lợi cho sự phát triển của cây.
2.2. Kỹ thuật chăm sóc cam máu
Tưới nước
Cần chú ý việc tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với các tỉnh miền núi thời tiết thường khô hạn, cần tưới nước thường xuyên, đầy đủ cho cây để đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.
Phương pháp tưới: tưới thẩm thấu hoặc tưới phun mưa.
Tỉa cành, tỉa hoa
Cần phải tỉa bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị sâu bệnh giúp cây thông thoáng, phát triển nhanh và bớt sâu bệnh hại. Sau mỗi vụ thu hái quả mỗi năm, cần thực hiện việc tỉa cành cho cây.
Vào thời điểm cây cam máu ra nụ, quả non cần cắt bỏ những hoa bị dị dạng, hoa muộn, mọc ở vị trí không thích hợp. Nếu trồng cam với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng (nên mua ở những nơi bán uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng).
Cắt tỉa những lá cam già và yếu: Cần chú ý tỉa cành, tỉa lá cho cây thường xuyên. Việc cắt tỉa lá bị bệnh nhằm mục đích làm cho sâu bệnh hại cây không có chỗ sinh sôi nảy nở và không tốn thêm chất dinh dưỡng nuôi các lá bị sâu bệnh, các lá già yếu sắp hỏng. Đối với những cành cam máu sum xuê xung quanh gốc, những cành cây khô già và cành nhỏ, yếu cần cắt tỉa để tạo độ thông thoáng giúp cây nhận được ánh sáng, lượng chất dinh dưỡng tối đa để đạt được năng suất cao nhất.
Bón phân
Cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân suốt thời kỳ trồng cây. Đặc biệt là vào thời điểm khi cây đậu hoa và ra quả. Lượng phân bón cần cân nhắc tùy thuộc vào giống, khí hậu, đất trồng.
Phòng trừ sâu bệnh hại cam
Các loại sâu, bệnh thường thấy trên cây cam máu như: Sâu bùa vẽ, bọ cánh cứng, sâu đục thân, đục cành, đục gốc; bọ xít, rầy, rệp; bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn.
Để có thể phòng trừ sâu bệnh cho cây một cách hiệu quả, cần thường xuyên quan sát, kiểm tra để sớm phát hiện các triệu chứng bệnh và các loại sâu hại. Bỏ đi những phần bị sâu hại và kết hợp với việc phun định kỳ các loại thuốc phù hợp để tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cho cây. Và đặc biệt nên kết hợp với Nano bạc trong nông nghiệp để đạt năng suất cao.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cây cam máu (Blood Orange).
Mọi thắc mắc xin liên hệ về Website Techtra JSC Hoặc Hotline: 0376 968 518 để được tư vấn miễn phí!