Đối với các nhà vườn trồng thanh long, nỗi lo xuất hiện các bệnh phổ biến vào mùa mưa là điều không thể tránh khỏi. Một trong những bệnh thường gặp đó là bênh đốm trắng (nấm tắc kè, đốm nâu) nguy hiểm phổ biến.
Dựa vào quá trình phát sinh bệnh hay sự thay đổi biểu hiện liên tục qua các giai đoạn khác nhau. Mà tại các địa phương cũng có nhiều cách gọi khác nhau như nấm tắc kè, đốm trắng, đốm nâu. Bệnh có khả năng lây lan thành dịch bệnh khó có thể nào kiểm soát được. Bệnh này có thể gây hại cho hầu hết các bộ phận gây tổn hại lớn về mặt kinh tế.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng trên thanh long
Bệnh đốm trắng trên thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Loại nấm này có tế bào sinh trưởng khỏe, khả năng lây bệnh rất nhanh lại chống lại nhiều loại thuốc hóa học đặc trị nấm.
Một khi chúng đã ăn sâu vào trong cành, vỏ quả thì hầu như không có thuốc hóa học nào có thể đặc trị được. Thế nên lựa chọn của nhiều nhà vườn chỉ có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa.
2. Điều kiện để bệnh phát sinh
Loại nấm Neoscytalidium dimidiatum có khả năng phát sinh ở đa dạng các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên khi mùa mưa đến với độ ẩm không khí cao.
Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 20-30°C chúng sẽ tấn công mạnh mẽ lên vườn thanh long nhà bạn. Không chỉ vậy nếu kỹ thuật trồng và khâu chăm sóc không được chú ý kĩ càng. Sẽ khiến cho bệnh phát triển nhanh hơn và có khả năng thành dịch rất khó kiểm soát.
3. Các triệu chứng điển hình trên thanh long khi xuất hiện bệnh
3.1 Đối với cành:
Khi bệnh bắt đầu phát sinh thường rất khó để phát hiện. Chúng là những chấm nhỏ tròn có màu trắng. Biểu hiện tiếp theo là tại nơi phát bệnh có hơi lõm xuống. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như đã nói đến ở trên các vị trí lõm xuống có xu hướng to dần. Bắt đầu lồi lên so với các vị trí xung quanh có màu vàng như bị gỉ sắt đến nâu.
Lúc này những vết bệnh có thể lan rộng cho toàn bộ lá. Chúng phá hủy hoàn toàn các tế bào mô. Khi số lượng đã tăng lên chúng sẽ liên kết với nhau tạo ra những vết loan sần sùi, màu nâu như da của tắc kè (đây cũng là lý do mà mọi người gọi là bệnh nấm tắc kè).
Nếu tại giai đoạn đang phát triển bệnh gặp trời mưa sẽ khiến các vết bệnh thối nhũn. Bà con cần phải chú ý vườn thanh long nhà mình. Để có thể phát hiện kịp thời để khống chế và phòng trừ. Không để cho các tế bào nấm phát triển lâu lan sang cành mới và trái làm giảm trầm trọng chất lượng của sản phẩm hoặc dẫn đến chết cây.
3.2 Đối với quả:
Cũng không khác nhiều so với cành, khi bệnh xuất hiện trên quả cũng cho những biểu hiện tương tự. Những đốm tròn lồi lên trên bề mặt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của quả thu được.
Chính vì sự lây lan nhanh chóng và sức ảnh hưởng nghiệm trọng của nấm Neoscytalidium dimidiatum. Đã khiến chúng trở thành nỗi lo chung của các bà con làm vườn thanh long tại nhiều địa phương như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long,…
4. Cách phòng trừ bệnh đốm trắng (nấm tắc kè, đốm nâu) trên thanh long
Như đã đề cập, hiện nay căn bệnh phấn trắng này vẫn chưa có loại thuốc hóa học nào có thể trị tận gốc. Chúng chỉ có thể “cầm bệnh”,sau khi phun thường sẽ tái nhiễm lại trên vườn nhà bạn.
Chưa kể khi sử dụng các loại thuốc hóa học còn dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác như: sượng quả, quá trình sinh trưởng của cây bị rối loạn, ngộ độc. Vì thế nên các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm từ công nghệ Nano Bạc.
5. Sử dụng Nano Bạc trị bệnh đốm trắng trên thanh long
5.1 Cơ chế diệt khuẩn của Nano Bạc:
Đúng như cái tên kích thước của Nano Bạc chỉ từ vài nano mét (nm) nên sở hữu tốc độ phát tán rất cao cả trong không khí, đất và nước. Một khi gặp được vi khuẩn gây hại chúng sẽ phản ứng ngay lập tức với bạc do cấu tạo tế bào có các nhóm thiol (-SH). Liên kết Ag-S-Ag là liên kết hóa học, đủ mạnh. Do đó làm các nhóm -SH bị bất hoạt, mất vai trò trong việc vận chuyển và trao đổi chất. Từ đây khiến chủ thể bị tiêu diệt ngay lập tức sau vài giây tiếp xúc.
5.2 Cách sử dụng Nano Bạc phòng và trị bệnh:
Pha dung dịch với tỉ lệ 1:400 (Pha 1 lít nano bạc Unitech với 400 lít nước)
Dùng trong phòng bệnh: Phun dung dịch nano bạc đã pha ướt đều thân và lá. Thời gian xịt cách nhau 7 đến 10 ngày.
Dùng để trị bệnh: Phun dung dịch nano bạc đã pha ướt đều thân và lá. Thời gian xịt cách nhau 2 đến 3 ngày.
Lưu ý:
- Bạn có thể tăng nồng độ theo ý muốn bằng cách giảm tỉ lệ pha với nước. Có thể dùng 1 lít nano bạc pha với 300, 200 lít nước để tối đa hóa hiệu suất diệt khuẩn.
- Có thể tận dụng dung dịch để sát khuẩn chuồng trại. Pha với nước theo tỉ lệ 1:150.
- Nên sử dụng dung dịch ngay sau khi đã pha với nước.
- Đối với bệnh thối nhũn, thối rễ, chết nhanh, chết chậm ta nên tưới dung dịch đã pha trực tiếp vào gốc.
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA
Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0376 968 518
Zalo: 0376 968 518
Facebook: fb.com/techtra.vn
Website: www.techtra.vn
Link Shopee: https://shopee.vn/blake.vn