About Us

Cách phòng trị các loại bệnh thường gặp trên cây hoa cúc

Hiện nay trên cây hoa cúc thường phát sinh nhiều nhóm bệnh do vi khuẩn, nấm, trong đó phổ biến nhất là 3 loại bệnh: bệnh nấm đốm lá, bệnh đốm mắt cua, bệnh héo xanh vi khuẩn. Trước tình hình đó công ty Techtra xin giới thiệu tới các nhà vườn cách phòng trị bệnh trên cây hoa cúc một cách hiệu quả nhất!

1. Bệnh nấm đốm lá trên cây hoa cúc

1.1. Nguyên nhân:

Xuất phát từ nấm Alternaria sp.

Nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C, độ ẩm lên tới 85%.

1.2. Triệu chứng

Vết bệnh có hình tròn màu nâu xám hoặc xám đen, có đường kính từ 5 đến 10mm. Khi bệnh nặng các đốm bệnh này sẽ liên kết với nhau tạo ra một vết rách lớn, lan dần từ mép lá vào trong phiến lá cây, làm giảm quá trình tổng hợp diệp lục và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Khi gặp thời thiết thuận lợi, trên mô bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu đen, lá có mùi hôi, dễ rụng và hoa nhỏ.

Triệu chứng bệnh nấm đốm lá trên cây hoa cúc
Triệu chứng bệnh nấm đốm lá trên cây hoa cúc

1.3. Biện pháp phòng ngừa bệnh

– Lựa chọn hạt giống kĩ càng, không bị nấm mốc.

– Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, loại bỏ những cây bệnh để cây thông thoáng, kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên để nấm mốc không thể phát triển.

– Không nên trồng cây sát nhau, thường xuyên cắt tỉa và phân bổ cây trồng hợp lí nhằm lưu thông không khí

– Xử lí nước thường xuyên và không tưới quá nhiều nước vì sẽ gây nên hiện tượng ẩm ướt làm gia tăng sự phát triển của các loại bệnh.

2. Bệnh đốm mắt cua trên cây hoa cúc

2.1. Nguyên nhân

Bệnh đốm mắt cua do nấm Curvularia sp gây ra.

Phát triển thích hợp ở nhiệt độ 24 đến 28 độ C

Bệnh tồn tại trong tàn dư của các cây bệnh trước còn bị vùi lấp trong đất và lây lan rất nhanh. 

2.2. Triệu chứng

Ban đầu vết bệnh xuất hiện và phá hoại ở những mặt dưới, rìa mép của lá và lan vào trong những phiến lá, chúng có hình tròn màu nâu với đường kính khoảng 6-10mm, những đốm rộng hơn có thể lên đến 30mm. Khi cây bệnh nặng làm lá vàng và dễ rụng.

Triệu chứng bệnh đốm mắt cua trên cây hoa cúc
Triệu chứng bệnh đốm mắt cua trên cây hoa cúc

2.3. Biện pháp phòng ngừa bệnh

– Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, loại bỏ những cây bệnh để cây thông thoáng.

– Xử lý hết tàn dư cây bệnh trước và sau khi thu hoạch.

–  Cắt bỏ lá già và bị bệnh trước khi phun thuốc.

3. Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây hoa cúc

3.1. Nguyên nhân

Xuất phát từ vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, là một loài kí sinh đa thực, xuất hiện nhiều ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm, nhất là vào mùa mưa.

Phát triển mạnh ở nhiệt độ là 30-350C, tồn tại rất lâu trong đất từ 3 – 5 năm. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua đường nước tới gốc, rễ, thân và cuống lá ở các vết nứt trên cây do quá trình chăm sóc vô ý của nhà vườn hoặc tàn dư của các cây bệnh khác lan truyền qua.

3.2. Triệu chứng

Bệnh héo xanh vi khuẩn là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất ở cây hoa cúc. Khi cây bị nhiễm bệnh, cây sẽ bị héo rũ xuống nhưng lá vẫn giữ được màu xanh. Bệnh xảy ra khi cây đang trong giai đoạn phát triển đến khi hình thành nụ hoa. Cây bị héo rất nhanh, chỉ trong 1 đến 2 ngày cây bị nhiễm bệnh đã héo hoàn toàn và dần chết đi. Nhà vườn có thể dùng dao cắt thân cành, sẽ thấy có màu nâu đen hoặc nâu sẫm, có chất dịch màu trắng chảy ra. Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở loại bệnh này.

Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây hoa cúc
Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây hoa cúc

3.3. Biện pháp phòng ngừa bệnh

– Dọn dẹp kĩ càng và sạch sẽ các tàn dư của các cây trồng khác trước khi trồng cây để giảm sự lây lan nguồn bệnh ban đầu. 

– Không nên trồng cây quá dày và sát nhau, vườn trồng cao ráo, dễ thoát nước ra bên ngoài.

– Lựa chọn các giống cây sạch bệnh, không lấy những giống cây đã bị bệnh.

– Chăm sóc cây cẩn thận tránh gây sát thương cho cây trong quá trình chăm sóc để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Thường xuyên kiểm tra vườn cây để kịp thời bỏ đi những cây trồng đã bị bệnh, tránh tình trạng lây lan qua các cây khác.

4. Cách phòng trị bệnh cây hoa cúc bằng công nghệ nano bạc

4.1. Công dụng của nano bạc

Việc ứng dụng công nghệ nano bạc vào chăm sóc cây hoa cúc sẽ giúp cây phát triển tốt nhất, ngăn chặn được sự xâm nhập của các bệnh gây hại. Nano bạc còn giúp gia tăng năng suất cây trồng, lưu giữ hoa được tươi lâu, tăng thời gian và giá trị sử dụng của cây.

4.2. Cách sử dụng nano bạc cho cây hoa cúc

Cần lưu ý khi sử dụng dung dịch nano bạc pha loãng đúng tỉ lệ 1:400 (pha 1 lít nano bạc với 400 lít nước)

Dùng trong phòng bệnh: Phun dung dịch nano bạc đã pha ướt đều lên thân và lá. Thời gian xịt cách nhau từ 7 đến 10 ngày.

Dùng để trị bệnh: Phun dung dịch nano bạc đã pha ướt đều lên thân và lá. Thời gian xịt cách nhau từ 2 đến 3 ngày.

Có thể tăng hoặc giảm nồng độ bằng cách giảm tỉ lệ pha với nước.

Đặc biệt, sau khi pha loãng với nước phải sử dụng ngay trong vòng 4 giờ. Khi bạn để lâu có thể ảnh hưởng đến chức năng của thuốc. Nếu chưa pha loãng, hãy bảo quản kĩ nano bạc tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Xem thêm: Sản phẩm nano bạc phòng và điều trị các bệnh thường gặp cho hoa lan

Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp các nhà vườn thành công trong việc chăm sóc và phát triển cây hoa cúc. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0376 968 518 hoặc qua email info@techtra.vn để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay