About Us

Các loại bệnh thường gặp trên hoa lan – Giải pháp phòng ngừa

Các bệnh thường gặp trên cây hoa lan và giải pháp phòng ngừa là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà vườn. Tùy vào thời tiết mà các bệnh về cây cũng khác nhau và tất cả các bệnh trên cây hoa lan đều có cách phòng trị nếu được nhà vườn phát hiện kịp thời. Bài viết dưới đây của Techtra JSC sẽ giúp nhà vườn có một cái nhìn khái quát hơn về các loại bệnh và một số giải pháp phòng ngừa cho vườn cây hoa lan hiệu quả nhất.

1. Các bệnh thường gặp trên cây hoa lan

1.1. Bệnh của cây hoa lan do vi khuẩn

1.1.1. Bệnh thối nâu vi khuẩn

Nguyên nhân: xuất phát từ vi khuẩn Erwinia carotovora.

Triệu chứng: trên lá cây xuất hiện các mọng nước nhỏ màu nâu nhạt, sau đó lan rộng ra khiến lá khô thành màu nâu đen thậm chí làm cho toàn bộ phận của cây như thân, mầm bị thối và có mùi khó chịu.

Bệnh thối nâu vi khuẩn ở hoa lan

1.1.2. Bệnh thối mềm vi khuẩn

Nguyên nhân: Xuất phát từ vi khuẩn Pseudomonas Gladioli, phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt và lan rộng nhanh với tốc độ là 4 – 6cm/ngày

Triệu chứng: Xuất hiện các vết đốm bệnh màu trắng đục. Những cây lan con không có sức chống chọi sẽ rất dễ bị chết. Đối với các cây đã trưởng thành thì lá rất dễ bị rách và sau đó sẽ giải phóng ra một lượng lớn dịch chứa vi khuẩn và xâm nhiễm sang các cây lan khác.

Bệnh thối mềm vi khuẩn ở hoa lan

1.2. Bệnh của cây hoa lan do virus

Triệu chứng: xuất hiện các vết đốm màu nâu hoặc đen trên lá. Đôi khi lá bị cong tròn lại và khô làm phá hủy thể diệp lục trong tế bào của lá cây, làm mất đi màu xanh bình thường, gây trở ngại trong quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng khiến cho cây yếu dần và khó có thể nở hoa.

Bệnh hoa lan do Virus
Bệnh hoa lan do Virus

1.3. Bệnh của cây hoa lan do nấm

1.3.1. Bệnh thối đen ngọn

Nguyên nhân: xuất phát từ nấm Phytophthora palmivora, phát triển ở độ ẩm cao vào mùa mưa hoặc tưới đọng nước qua đêm. Nấm liên tục nảy nở và thâm nhập vào cây thông qua các vết xước trên cây lan.

Triệu chứng: ban đầu trên lá non của cây sẽ xuất hiện những vết đốm nhỏ, nhũn màu nâu đen, sau đó lan rộng và nhanh chóng lên ngọn và chồi cây hoa lan, làm cuống lá bị thối và lá dễ rụng.

Bệnh thối đen ngọn ở hoa lan

1.3.2. Bệnh thán thư

Nguyên nhân: xuất phát từ nấm Colletotrichicm gloeosrioides, phát triển mạnh khi ánh sáng thấp, độ ẩm không khí cao và cây lan thiếu phân lân.

Triệu chứng: nấm thường gây hại ở phần trên của cây, đặc biệt là lá. Lá xuất hiện những vết tròn nhỏ, màu nâu vàng sau đó lan ra cuống, kích thước khoảng 3 – 6 mm. Ở giữa vết bệnh hơi lõm vào trong có màu xám, xung quanh những đốm nhỏ có màu nâu đỏ. Bệnh này khiến lá bị khô dần và rụng đi.

Nếu bệnh phát triển ở hoa của cây thì sẽ có những mụn nước màu đen dưới những cánh hoa.

Bệnh thán thư hoa lan

1.3.3. Bệnh đen thân cây con

Nguyên nhân: xuất phát từ nấm Fusarium oxysporum, thường gặp vào mùa mưa, vườn cây có độ ẩm cao hoặc tưới quá nhiều nước.

Triệu chứng: xuất hiện những vết bệnh màu nâu ở thân và rễ của cây, sau đó lan mạnh làm khô đoạn thân gần gốc và rễ, chuyển sang màu đen. Các lá của cây chuyển sang màu vàng và bị xoăn lại. Cây lan con sẽ chết sau 2 -3 tuần khi nó bị nhiễm bệnh.  

Bệnh đen thân cây con hoa lan
Bệnh đen thân cây con hoa lan

1.3.4. Bệnh đốm lá

Nguyên nhân: xuất phát từ nấm Cercospora, phát triển thuận lợi khi gặp thời tiết lạnh hoặc cây bị thiếu dinh dưỡng, tốc độ bệnh lây lan nhanh, làm chậm quá trình ra hoa của cây.

Triệu chứng: xuất hiện những chấm tròn nhỏ có đường kính khoảng 1 mm, màu nâu xám hoặc vàng nâu. Dưới mặt lá của cây có những đốm nhỏ màu đen. Hơn nữa khi cây bị bệnh nặng lá chuyển vàng, nhanh chóng rụng khiến cây sinh trưởng kém đi.

Bệnh đốm lá ở hoa lan
Bệnh đốm lá ở hoa lan

1.3.5. Bệnh thối hạch

Nguyên nhân: xuất phát từ nấm Sclerotium rolfisii Sacc, phát triển ở điều kiện nóng ẩm.

Triệu chứng: xuất hiện những tán nấm màu trắng xốp và những hạch nấm màu trắng nhỏ li ti ở chồi ngọn và rễ. Sau đó dần chuyển sang màu vàng nâu với kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm, từ đó làm cho lá bị vàng, thân cây teo, rồi bị thối, cây sinh trưởng kém, khó nở hoa và dần chết đi.

Bệnh thối hạch ở hoa lan
Bệnh thối hạch ở hoa lan

1.4. Bệnh trên cây hoa lan do côn trùng gây hại

1.4.1. Bệnh bọ trĩ hoa lan

Bọ trĩ là loại côn trùng có màu vàng nhạt, ẩn nấp dưới các lá non của cây, hút nước ép từ lá, thân và hoa. Do đó, hoa và nụ lâu ngày trở thành màu nâu sậm.

Mặc dù bệnh này sẽ không làm chết cây nhưng khiến cây sinh trưởng và phát triển chậm, vì vậy mà cây ít ra hoa và dễ bị các bệnh từ nấm như bệnh thối nâu, bệnh thối đen, đốm đen…

Bệnh bọ trĩ hoa lan

1.4.2. Bệnh nhện đỏ hoa lan

Nhện đỏ là một dạng ve ký sinh, chúng có màu vàng cam, khi lớn có màu đỏ. Xuất hiện nhiều dưới những mặt lá cây non của cây hoa lan để hút dịch của lá. Từ đó làm xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu trắng, và lá cây hoa lan sẽ mất đi màu xanh và dần chuyển màu nâu đen khô héo dần, cây sinh trưởng và phát triển kém đi.

Bệnh nhện đỏ hoa lan
Bệnh nhện đỏ hoa lan

1.4.3. Bệnh rệp hoa lan

Hiện nay rệp là loài côn trùng phổ biến thường thấy ở cây hoa lan, khả năng sinh sản của chúng cao và thường bám vào mặt dưới của lá, cuống hoa, thân rễ và tạo thành một lớp màng bao bọc màu trắng để bảo vệ cơ thể. Bệnh rệp làm cho cây phát triển kém, hoa khó nở hoặc bị rụng cuốn. Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng lá của cây sẽ có màu vàng nhạt, khô và rụng đi, dần dần cây sinh trưởng và phát triển kém đi.

Bệnh rệp lá ở hoa lan
Bệnh rệp lá ở hoa lan
Bệnh rệp lá ở hoa lan

2. Giải pháp phòng ngừa bệnh trên cây hoa lan bằng nano bạc

Sản phẩm nano bạc đang được sử dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp rất nhiều, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả mà không gây kháng thuốc hay ảnh hưởng đến môi trường và các loại cây trồng xung quanh. Vì thế đang nhận được nhiều sự tin tưởng từ các nhà làm vườn.

Xem chi tiết sản phẩm tại: Chai xịt Nano bạc cho hoa lan Unitech

Chai xịt nano bạc cho hoa lan Unitech

2.1.  Sử dụng nano bạc để phòng bệnh

Nếu cây hoa lan chưa có dấu hiệu bị nhiễm bệnh thì sử dụng chai xịt nano bạc Unitech để phòng bệnh cho cây. Đối với chai xịt nano bạc này đã được pha chế với nồng độ thích hợp nên không cần pha chế lại.  

Thời gian phun cách nhau khoảng 5 đến 7 ngày

Sản phẩm dùng cho bất kỳ giai đoạn phát triển nào của cây hoa lan. Việc sử dụng đều đặn sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn.

2.2. Sử dụng nano bạc để trị bệnh

Sử dụng chai xịt nano bạc nguyên chất Unitech phun lên tất cả các bề mặt của cây.

Thời gian phun cách nhau từ 2 đến 3 ngày, sử dụng dung dịch nano bạc thay vào việc tưới nước.

Khi cây có dấu hiệu bệnh cần đem cách ly với các cây khác nhanh chóng để tránh tình trạng bị lây lan.

Ngoài ra chúng ta cần đi kèm theo các phương pháp khác để giúp cây phát triển một cách hiệu quả hơn:

– Vườn lan cần được giữ cho thông thoáng, thoáng mát ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và phát triển.

– Bổ sung dinh dưỡng cho cây nhằm giúp cây phát triển và ra hoa, đặc biệt là phân hữu cơ.

– Cần phải xử lý các giống cây thật cẩn thận, hạn chế các loại nấm, côn trùng ký sinh của cây

Bài viết trên đây là các bệnh thường gặp ở cây hoa lan và cách phòng ngừa bệnh bằng nano bạc. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hơn về việc chăm sóc cây hoa lan và việc sử dụng nano bạc vào chăm sóc cây sẽ giúp cây tăng sức đề kháng, chống lại các loại bệnh gây hại cho cây trồng.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để giải đáp các thắc mắc của bạn về sản phẩm nano bạc Unitech qua Contact hoặc liên hệ đặt hàng nếu bạn thích sản phẩm của chúng tôi qua số Hotline  0376 968 518

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay