About Us

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nông sản

1.Vì sao cần kiểm nghiệm chất lượng nông sản?

Việc kiểm nghiệm chất lượng nông sản giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng, giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và có được sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Vậy khi kiểm nghiệm chất lượng nông sản cần chú ý những gì? Qua bài viết sau đây, Techtra LAB xin chia sẻ những vấn đề liên quan đến kiểm nghiệm chất lượng nông sản.

Hình ảnh một số loại nông sản

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn về Luật An toàn thực phẩm‎
  • Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
  • QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
  • QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)

2. Để kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng nông sản thì cần dựa trên những chỉ tiêu nào?

2.1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nông sản

STTCHỈ TIÊU CẢM QUAN VÀ CƠ LÝ PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
1Cảm quan (trạng thái, mùi, vị,
màu sắc )
Cảm quan
2Tạp chất (cát sạn)TK. TCVN 4808:2007
3Tỷ lệ cái, tịnhTCVN 4414:1987
THÀNH PHẦN CHẤT LƯỢNG
4Độ ẩmFAO, 14/7, 1986/ Karfisher
5Đường tổng TCVN 4594:1988
6Đường khử TCVN 4594:1988
7CarbohydrateTCVN 4594:1988
8Xơ thô TK.TCVN 5103:1990
9Tinh bộtFAO, 14/7, 1986
10Muối (NaCl)AOAC 937.09 (2011)
11PiperinISO 5564 :1993
12Acid tổng sốTCVN 4589:1988
13Acid bay hơi TCVN 4589:1988
14Tro tổng FAO, 14/7, 1986
15Tro không tan trong HCl TCVN 7765:2007
16Phosphor tổng số AOAC 995.11 (2011)
17Đạm FAO, 14/7, 1986
18Béo FAO, 14/7, 1986
19Béo bão hòa TK. AOAC 966.17 (2011)
20Xơ dinh dưỡng AOAC 985.29 (2011)
21Năng lượng (Tính từ béo, đạm và carbohydrate)Bảng NUTRITION FACTS
KIM LOẠI NẶNG
22Arsen (As)AOAC 986.15 (2011)
23Thủy ngân (Hg)AOAC 974.14 (2011)
24Cadimi (Cd)AOAC 999.11 (2011)
25Chì (Pb)AOAC 999.11 (2011)
VI SINH – Đối với những nông sản đông lạnh
26Tổng số vi khuẩn hiếu khí TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003
27Coliforms (CFU)TCVN 6848:2007
ISO 4832:2007
28E.coli (CFU) TCVN 7924-2:2008
ISO 16649-2:2001
29Staphylococcus aureus AOAC 2003.07:2011 (Petrifilm)
30Clostridium perfringens TCVN 4991:2005
ISO 7937:2004
31SalmonellaTCVN 4829:2008
ISO 6579:2007
VI SINH – Đối với nông sản muối, rau quả khô, coffee, hạt điều, tiêu,…
32Tổng số vi khuẩn hiếu khí TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003
33Coliforms (CFU) AOAC 991.14:2011 (Petrifilm)
34E.coli (CFU) AOAC 991.14:2011 (Petrifilm)
35Clostridium perfringensTCVN 4991:2005
ISO 7937:2004
36Bacillus cereus TCVN 4992:2005
ISO 7932:2004
37Nấm men – Nấm mốc TCVN 8275-1:2010
ISO 21527-1:2008 (dạng lỏng)
TCVN 8275-2:2010
ISO 21527-2:2008 (dạng rắn)
Bảng các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng nông sản

2.2. Các chỉ tiêu trong đánh giá chất lượng nông sản

Chỉ tiêu về dinh dưỡng:

  • Nước
  • Năng lượng
  • Muối khoáng
  • Vitamin
  • Những chất có hoạt tính sinh học khác

Chỉ tiêu về chất lượng ăn uống, cảm quan

Chỉ tiêu chất lượng ăn uống:

  • Độ ngọt
  • Độ chua
  • Độ bở
  • Độ dẻo
  • Độ mịn

Chỉ tiêu cảm quan: 

  • Màu sắc
  • Tình trạng tươi mọng
  • Hương thơm
  • Kích thước
  • Những dấu vết lạ xuất hiện trên nông sản như vết côn trùng cắn, vết sâu bệnh…Những triệu chứng rối loạn sinh lý và vết bẩn khác.

Chỉ tiêu về chất lượng của hàng hóa

  • Chất lượng bao gói
  • Chất lượng vận chuyển
  • Chất lượng thẩm mỹ

Chỉ tiêu về an toàn thực phẩm

  • Mức độ ô nhiễm của môi trường đất, nước và không khí
  • Dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo vệ thực vật, phân bón nông nghiệp
  • Quy trình chế biến, bảo quản và bán nông sản

Chỉ tiêu về chất lượng chế biến

  • Đối với nhóm nông sản dùng để ăn gồm có chất lượng ăn uống, chỉ tiêu cảm quan, nấu nướng.
  • Đối với nhóm nông sản dùng để chế biến gồm có chỉ tiêu về hàm lượng chất khô và hàm lượng chất mong muốn sau chế biến.

Chỉ tiêu về chất lượng giống

  • Dịch hại tiềm tàng ít nhất
  • Có tuổi sinh lý hay còn được gọi là tuổi cá thể phù hợp
  • Sinh trưởng, phát triển và cho ra năng suất, chất lượng cây trồng cao nhất.

Chỉ tiêu về chất lượng bảo quản

  • Độ hoàn thiện của nông sản
  • Tình trạng vỏ của nông sản
  • Độ cứng của nông sản
  • Độ chứa của các vi sinh vật hại tiềm tàng.

3. Kiểm nghiệm chất lượng nông sản bằng phương pháp nào?

Một trong những phương pháp để kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản được sử dụng phổ biến hiện nay là phân tích sắc ký. Cụ thể là phương pháp kiểm định chất lượng nông sản bằng máy sắc ký, giúp phân tích mức độ đáp ứng của vật mẫu so với các chỉ tiêu về nông sản trong mức cho phép, đưa ra quyết định về đánh giá độ an toàn của nông sản.

Kiểm định bằng máy sắc ký là phương pháp dùng máy sắc ký để phân tách vật mẫu, trong đó các thành phần tách được phân bố giữa hai pha, là pha tĩnh và pha động. Pha động chuyển động trên pha tĩnh theo một hướng xác định. Thành phần của hỗn hợp tự phân bố lại giữa hai pha bằng một quá trình có thể là hấp phụ, phân vùng, trao đổi ion hoặc loại trừ kích thước.

4. Kiểm nghiệm chất lượng nông sản ở đâu?

Công ty cổ phần Nghiên cứu Khoa học và chuyển giao công nghệ Techtra là công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định thực phẩm bằng máy sắc ký giúp phân tích hàm lượng dinh dưỡng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng,… có trong thực phẩm.

Khách hàng cần tư vấn và báo giá về dịch vụ Kiểm định thực phẩm bằng máy sắc ký tại Techtra LAB xin vui lòng liên hệ:

Số hottline: 0376 968 518

Email: info@techtra.vn

Website: www.techtra.vn

Địa chỉ: Phòng 002, Tòa nhà I, Khu Công nghệ phần mềm Đại Học Quốc Gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay