1. Phương pháp sắc ký ghép nối khối phổ GC-MS
1.1 Sắc ký khí GC
Sắc ký khí (GC) là phương pháp sắc ký được dùng nhiều và phổ biến trong hóa phân tích. Giúp kiểm tra độ tinh sạch của một chất, phân chia và phân tích các hợp chất bay hơi mà không làm phân hủy mẫu.
Trong sắc ký khí GC pha động thường mang một khí trơ ( Heli) hay ( Nitơ ). Pha tĩnh là lớp chất lỏng được phủ bởi lớp rắn. Pha tĩnh đặt trong ống thủy tinh hoặc kim loại gọi là cột.
Các hợp chất ở dạng khí sẽ tương tác với thành cột được phủ bởi pha tĩnh. Từng hợp chất sẽ được tách ra ở những thời điểm khác nhau. Sau đó di chuyển ra cuối cột và được phát hiện, xác định bằng thiết bị điện tử.
1.2 Đầu dò khối phổ MS
Đầu dò khối phổ là phương pháp phát hiện có độ nhạy cao. Các chất cần phân tích được ion hóa bằng nhiều kĩ thuật khác nhau. Tiếp đó, trong chân không các ion phát sinh được phân loại. Phân loại dựa trên cơ sở tỉ lệ khối lượng trên điện tích của mỗi ion (tỉ lệ m/z), và sau cùng là đo cường độ của chúng.
Phổ khối lượng thu được cho thấy số khối đi kèm với mức độ xuất hiện các ion. Bằng cách này, đầu dò khối phổ MS đã hỗ trợ cho quá trình phân tích định lượng.
Số khối sẽ được thu trực tiếp từ khối phổ, là thông tin đặc trưng cho (từng) phân tử. Tuy nhiên, đó là khi các thành phần trong mẫu được phân tích độc lập với nhau. Nếu nhiều chất phân tích đồng thời thì việc giải phổ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
1.3 Phương pháp sắc ký ghép nối khối phổ GC-MS là gì ?
Phương pháp sắc ký ghép nối khối phổ GC-MS là sự kết hợp thành công của Sắc ký khí ( GC ) và Đầu dò khối phổ ( MS ). Các hợp chất dùng để phân tích GC và MS có sự mâu thuẫn với nhau về áp suất làm việc.
Áp suất lối ra ở cột GC là áp suất khí quyển còn áp suất đầu dò khối phổ MS trong buồng ion rất thấp chỉ trong khoảng ( 10-5 – 10-6 ) Torr. Tuy nhiên chính vì sự mâu thuẫn này đã tạo hiệu quả cho quá trình phân tích các chất trở nên chính xác hơn.
2. Phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ LC-MS
2.1 Sắc ký lỏng cao áp LC
Sắc ký lỏng cao áp LC cho phép tách các thành phần khác nhau trong cùng một mẫu. Dựa vào sự khác biệt về tính lưu giữ chất ( thời gian lưu ) giữa pha tĩnh của cột và với pha động.
Tùy vào tính chất của từng thành phần mà phát hiện dựa vào các loại đầu dò khác nhau. Khi chọn được loại đầu dò phù hợp, thì việc tiến hành phân tích các hợp chất chỉ còn dựa trên thời gian lưu.
2.2 Phương pháp sắc ký ghép nối khối phổ LC-MS là gì ?
Phương pháp sắc ký nối khối phổ LCMS là một hệ thống thiết bị kết hợp giữa khả năng phân tách chất của LC và khả năng định lượng của MS.
Để thu được Phổ khối thì cần sử dụng chế độ quét Scan analysis. Chế độ này sẽ cho biết và thông tin về cấu trúc và trọng lượng phân tử. Thời gian lưu sẽ được cung cấp từ đầu dò LC.
Trường hợp nếu sự phân tách bằng sắc ký lỏng không đáp ứng đủ, thì có thể tiến hành phân tích định lượng để tránh ảnh hưởng của tạp chất.
Khối phổ MS tổng hợp khả năng chọn lọc và phân tích đa dạng các chất. Do đó nó trở thành một đầu dò hữu hiệu trong sắc ký lỏng.
3. Phương pháp sắc ký ghép nối khối phổ tại Techtra LAB
Techtra LAB là tên gọi vắn tắt cho Công ty cổ phần Nghiên cứu Khoa học & Chuyển giao Công nghệ Techtra. Chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định, phân tích định tính các hợp chất, phân tích hàm lượng độc tố, xác định chính xác mức độ các chỉ tiêu, đánh giá mức độ an toàn thực phẩm,… bằng phương pháp sắc ký.
Phương pháp sắc ký ghép nối khối phổ tại Techtra LAB là một trong những phương pháp được Công ty thường xuyên đưa vào áp dụng và đem lại tính chính xác cao cho kết quả phân tích cũng như kiểm nghiệm.
Khách hàng cần tư vấn và báo giá về dịch vụ sắc ký tại Techtra LAB xin vui lòng liên hệ:
Số hottline: 0376 968 518
Email: info@techtra.vn
Website: www.techtra.vn
Địa chỉ: Phòng 002, Tòa nhà I, Khu Công nghệ phần mềm Đại Học Quốc Gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, TP Thủ Đức, TPHCM.