Khó khăn chồng chất vì giá phân tăng cao
Nguyên nhân giá phân bón tăng cao là do dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Mặc dù giá tăng nhưng nông sản lại không thể tiêu thụ. Nhiều thành phố trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội và các cơ quan đang tìm cách tháo gỡ, tiêu thụ nông sản nhưng giải quyết đáng kể. Phân bón tăng mạnh không chỉ khiến người dân trồng hoa màu phải tạm ngưng hoặc chuyển đổi canh tác mà giá phân tăng mạnh khiến vùng trồng cây nông nghiệp lâu năm như Bình Phước cũng khó tiếp cận, chấp nhận năng suất thu hoạch thấp hoặc chuyển đổi loại phân hữu cơ. Theo anh Luân một công nhân đang làm việc tại Bình Phước cho biết “Vào đầu mùa mưa, người trồng cao su phải bón thúc giúp tăng sản lượng mủ, tăng độ đậm đặc của mủ và kéo dài thời gian thu hoạch. Nay giá phân tăng mạnh người dân chấp nhận giảm 25 đến 30% năng suất và tạm ngưng tiêu thụ phân bón”.Giải pháp nào cho người dân hiện nay?
Ngoài việc sử dụng các loại phân đạm, lân, kali để nâng cao năng suất (các loại phân hóa học nhập khẩu hoặc nguyên liệu nhập khẩu) thì người dân nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng phân hữu cơ như phân bò, phân gà, phân dê, trùn quế hoặc với các vườn cây ăn trái, hoa màu đã chuyển sang thử nghiệm sử dụng phân dơi hữu cơ. Việc sử dụng phân hữu cơ sẽ làm giảm năng suất tức thời, nhưng về lâu dài đất được bảo vệ và màu mỡ và giúp cải tạo đất. Một số loai phân thay thế được người dân vượt qua đợt khủng hoảng phân bón trầm trọng này.Phân trùn quế | Giá dao động từ 3.000.000 – 3.500.000 vnd/tấn |
Phân bò khô | Giá dao động từ 2.200.000 – 2.500.000 vnd/tấn |
Phân gà khô | Giá dao động từ 2.200.000 – 2.500.000 vnd/tấn |
Phân dơi hữu cơ | Giá dao động từ 45.000.000 – 55.000.000 vnd/tấn |