About Us

7 Điều cấm kỵ trong bón phân cây trồng

Để cho cây trồng phát triển nhanh vào hiệu quả thì bón phân là một trong những cách phổ biến giúp cho người trồng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, thế nhưng để giúp cho cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng đầy đủ và hiệu quả thì người trồng cần phải tránh 7 điều sau khi bón phân.

1. Không bón phân chưa hoai mục (phân chưa chín, phân sống):

  • Phân bón chưa hoai mục có hàm lượng cacbon và nitơ thấp, phân hủy nhanh.
  • Làm tăng nhiệt độ của cây, dễ làm cháy rễ và ảnh hưởng tới sự nảy mần hạt.
  • Đồng thời khi bón phân chưa hoai mục dễ thu hút các sâu bệnh gây hại đến phá họai cây trồng.
Đọc thêm: Phân chuồng là gì? Tổng quan về phân chuồng

2. Phân hỗn hợp không được sử dụng riêng.

Chất dinh dưỡng trong phân hỗn hợp tương đối cố định, nó dựa trên các loại đất, cây trồng và trong các thời kỳ phát triển khác nhau của cây trồng mà có cách cung cấp chất dinh dưỡng nhất định. Vì thế nên sử dụng kết hợp phân hỗn hợp với các loại phân khác để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ.
Phan bon hon hop
Phân bón hỗn hợp

3. Không nên bón amoni photphat cho cây rau.

Vì nhu cầu dinh dưỡng của rau thì cần nhiều chất đạm đạm và kali nhưng ít lân. Nếu rau thiếu kali thì không đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của cây rau, do đó amoni photphat không thích hợp dùng cho cây rau.
Bang ti le hap thu chat dinh duong cua cay
Bảng tỉ lệ hấp thu chất dinh dưỡng của cây
Vì cà tím yêu cầu tỷ lệ 3: 1: 4 đối với nitơ, phốt pho và kali, 2: 1: 5 đối với cần tây và 8: 1: 7 đối với bắp cải. Trong khi diammonium chứa 18% nitơ và 46% phốt pho, tỷ lệ nitơ trên phốt pho là 1: 3,9, không có kali nên không đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của rau.

4. Không nên bón trực tiếp chất sắt vào đất.

Phân bón có chất sắt tại vì khi bón vào đất lâu ngày sẽ chuyển thành các hợp chất khó tan vì chất sắt đã cố định trong đất từ đó làm mất tác dụng khi bón phân cho cây. Nếu sử dụng phân sắt thì ta nên bón bằng cách gián tiếp vào lá với nồng độ là 0.2% – 0,5% thì sẽ không gây hại

5. Khi bón phân lân thì không nên bón rải rát.

Đặc tính của phân lân là dễ chuyển thành các hợp chất khó tan và bám sâu vào đất, do đó khi bón nhiều với diện tích lớn sẽ gây hại cho đất trồng, giải pháp là cần giảm diện tích tiếp xúc của phân lân và đất, có thể bón theo rãnh hoặc hố, bón tập trung gần rễ cây trồng.

Phân Lân
Phân Lân

6. Không sử dụng phân đạm trong thời gian dài.

Phân này là loại phân có đăck tính chua, nếu sử dụng lâu ngày trên cùng mảnh đất sẽ làm tăng độ chua của đất và phá hủy cấu trúc của đất, ở đất có kiềm thì các ion amoni sunfat dễ bị hấp thụ, trong khi các ion sunfat vẫn còn trong đất và tương tác với canxi làm cho đất chặt và cứng lại.
Phân đạm
Phân đạm

7. Phân Kali không nên bón vào cuối vụ trồng.

Nên bón phân kali trước ở giai đoạn cây con hoặc lứa đầu và các giai đoạn giữa của giai đoạn làm đòng, bón thúc hoặc bón lót một lần. Vì chất Kali có thể được vận chuyển từ thân dưới và lá cây sang các phần non của ngọn để tái sử dụng, thiếu Kali thì triệu chứng thiếu đạm và lân cũng sẽ xuất hiện.
Phân kali
Phân kali
Qua những thông tin trên, ta thấy việc sử dụng phân dơi hiệu quả thì cần phải tuân thủ những quy tắt để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, Và sử dụng phân dơi hưu cơ minh tâm là một cách hạn chế những rủi ro, giúp cho người trồng tiết kiệm được nhiều thời gian chăm sóc mà lại dễ dàng sử dụng.

Life protection.

___________________ CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0376 968 518. Zalo: 0376 968 518 Facebook: fb.com/techtra.vn Website: www.techtra.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay