About Us

Toàn bộ kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng bằng phân dơi hữu cơ

1. Tổng quan về cây sầu riêng

Cây sầu riêng được xem là cây khó tính và xảy ra tình trạng rụng trái, cơm bị sượng hoặc thậm chí là chết hàng loạt nếu không biết cách chăm sóc đúng kỹ thuật.
Cây sầu riêng khi sử dụng nano
Cây sầu riêng khi sử dụng nano
Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẻ bắt đầu cho trái “bói” vào năm thứ 4 – Đây là giai đoạn cây phát triển và hoàn thiện tất cả các chức năng sinh lý của cây. Giai đoạn này cũng cần chăm sóc đúng kỹ thuật để cây có năng suất cao về sau. Thường thì thời gian thu hoạch của cây sầu riêng là 20 đến 25 năm. Vào cuối giai đoạn thu hoạch cây bị giảm sức đề kháng và xuất hiện nhiều nấm bệnh và thiệt hại hàng loạt.

1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng.

Chúng ta cùng tìm hiểu xem mỗi nguyên tố đóng vai trò gì đối với cây sầu riêng. Qua kiến thức này ta có thể đoán được cây sầu riêng hiện đang thiếu nguyên tố nào. Và giai đoạn nào thì cần bổ sung nguyên tố nào. Đạm (N): Đây là nguyên tố cơ bản quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây. Nguyên tố đạm rất cần thiết cho giai đoạn trước thu hoạch (bói) bởi đạm giúp thân cành lá,  hoa quả hạt phát triển đều, xanh tốt. Bón phân đạm (N) cho cây sầu riêng bao nhiêu là đủ?
Giai đoạn của cây Lượng đạm (N) cần thiết/năm Quy đổi ra phân dơi Lưu ý
Năm thứ 1 100g -150g 1,4kg – 1,6kg Chia làm 2 lần
Lần 1: Đầu mùa mưa
Lần 2: Cuối mùa mưa
Từ năm 2 đến năm 3 200g – 300g 3.2kg – 4.5 kg Chia làm 2 lần
Lần 1: Đầu mùa mưa
Lần 2: Cuối mùa mưa
Từ năm 4 đến năm 7 400g – 450g 6kg – 6.5kg Chia làm 3 lần
Lần 1: Chuẩn bị ra hoa (tháng 12 đến tháng 1)
Lần 2: Khi quả đạt đường kính 10 -15cm
Lần 1: Chuẩn bị ra hoa (tháng 12 đến tháng 1)
Từ năm 7 trở đi 450g – 550g 7.2kg – 8kg Chia làm 4 lần  
Lần 1: Chuẩn bị ra hoa (tháng 12 đến tháng 1)  
Lần 2: Khi quả đạt đường kính 3 – 5cm  
Lần 3: Khi quả đạt đường kính 10 – 15cm  
Lần 4: Sau giai đoạn thu hoạch 15 ngày.
Dấu hiệu cây sầu riêng thiếu đạm: Cây bị rụng lá nhiều và năng suất giảm. Dấu hiệu dễ thấy bên ngoài là  lá có màu vàng – xanh hoặc xanh đọt chuối. Dấu hiệu cây sầu riêng thừa đạm: Khi cây sầu riêng thừa đạm thì lá có màu xanh đậm, cây phát triển mạnh bất thường, quả rụng nhiều và trên quả hay xuất hiện hiện tượng mất gai hay nứt quả và cây dễ gặp nhiều vấn đề sâu bệnh. Phân dơi có vai trò gì trong việc điều chỉnh thiếu và thừa đạm: Phân dơi là phân hữu cơ nên việc hấp thụ sẻ chậm và ổn định hơn phân vô cơ sẻ hạn chế được tình trạng hấp thụ quá nhiều dưỡng chất cùng 1 lúc. Thông thường bà con nông dân thường gặp vấn đề là thừa đạm trong thời gian này và thiếu đạm trong thời gian kia. Với độ ổn định của phân hữu cơ thì bà con không phải lo vấn đề này. Lân (P): Khi thiếu phân lân rễ kém phát triển, lá chuyển màu xỉn hoặc tím đỏ ảnh hưởng đến việc ra hoa hoặc có thể rụng cành và chết cành. Phân lân là dạng phân khó tiêu đối với cây sầu riêng nên nếu bón phân lân hóa học thì nên hạn chế. Đối với phân dơi hữu cơ được biết đến là chứa hàm lượng lân hữu cơ vi sinh cao, giúp cây dễ tiêu hóa.
  • Việc bổ sung lân cho cây là yếu tố quyết định của việc ra hoa và kết cái của cây sầu riêng. Hàm lượng lân trong phân dơi là chìa khóa hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.
  • Lân trong phân dơi còn có tác dụng giúp cho cây tăng sức chịu đựng của kiềm, độ chua có trong đất.
Kali (K): Kali ảnh hưởng đến độ ngọt – thơm của sầu riêng. Ngoài ra còn giúp cây vận chuyển chất dinh dưỡng và tăng sức chống chịu cho cây sầu riêng.
  • Bón quá nhiều Kali là nguyên nhân cản trở sự hấp thụ của nguyên tố Ca và Mg
Dấu hiệu cây sầu riêng thiếu Kali: Việc thiếu Kali sẻ làm cho mép lá chuyển sang màu vàng cam và sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng gây nên hiện tượng rụng lá nhiều.
  • Kali trong phân dơi: Kali trong phân dơi khá nhiều chiếm đến 3% – Lượng Kali nhiều đến mức người ta thường dùng phân dơi để làm tiền chất sản xuất chất nổ. Việc sử dụng phân dơi để bổ sung hàm lượng Kali bằng phân dơi hữu cơ Minh Tâm trong thời gian gần đây được bà con nông dân áp dụng rất nhiều.
Tham khảo thêm phân dơi hữu cơ nguyên chất Minh Tâm chuyên dụng cho cây sầu riêng Phân dơi hiện nay được nhiều bà con nông dân nghiên cứu áp dụng vào bón cho cây sầu riêng, hạn chế việc sử dụng phân hóa học kéo dài thời gian thu hoạch của cây sầu riêng.

1.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân dơi.

1.2.1. Dinh dưỡng trong phân dơi

Hàm lượng dinh dưỡng cao
Hàm lượng dinh dưỡng cao
Với hàm lượng 3 nguyên tố NPK cao tỉ lệ lần lượt là 6:9:3 phân dơi còn được ví làn phân bón NPK phiên bản “Hữu cơ”. Ngoài giàu các khoáng chất NPK phân dơi còn bổ sung tốt các nguyên tố trung và vi lượng khác như Sắt, Magie, đồng kẽm..vv

1.2.2. Phân dơi giúp cải tạo và bảo vệ đất.

Phân dơi còn giúp tạo môi trường đất thuận lợi cho cây sầu riêng như tăng độ phì nhiêu cho đất, giải độc các chất hữu cơ, khử chua, hạ phèn cho đất. Việc sử dụng phân dơi cho cây sầu riêng sẻ giúp cải tạo lại đất do bón quá nhiều phân vô cơ và tránh bị rửa trôi do có kết cấu dạng hạt.

1.2.3. Hệ vi sinh vật có lợi trong phân dơi.

Cây sầu riêng được biết đến là lắm bệnh tật làm đau đầu bà con nông dân. Nhưng nhờ có hệ vi sinh vật có lợi trong phân dơi sẽ giúp cây tăng sức đề kháng bởi vì các vi sinh vật này có khả năng sinh học giúp làm sạch môi trường đất khỏi nấm bệnh và tuyến trùng có hại.
  • Thuốc bảo vệ thực vật – Phân hóa học là nguyên nhân chính làm đất bị bạc màu, thái hóa. Đất nghèo dưỡng chất hữu cơ và dẫn đến nhiều bệnh tật cho cây sầu riêng.
Nếu bà con quan tâm đến phân dơi hữu cơ Minh Tâm và cần hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về cách bón phân dơi cho cây sầu riêng hãy liên hệ qua hotline 070 689 6825 – 037 237 9577 hoặc truy cập website: Techtra.vn Techtra là đại lý phân phối phân dơi uy tín hàng đầu Việt Nam. Techtra phối hợp với Hợp tác xã Minh Tâm cam kết chất lượng phân dơi đầu ra nguyên chất 100% và được xử lý mầm bệnh dự phòng bằng tia cực tím và ứng dụng công nghệ Nano bạc. Xem thêm: Phân dơi là gì – Tổng quan về phân dơi hữu cơ Liên hệ giá sỉ phân dơi hữu cơ Minh Tâm: 070 689 6825 Hãy là người tiêu dùng thông minh tránh mua phải sản phẩm phân dơi pha lẫn tạp chất hoặc dạng khoáng phân dơi (phân hốt từ hang động, trầm tích lẫn nhiều đất đá)

2. Kỹ thuật trồng sầu riêng kết hợp phân dơi hữu cơ.

2.1 Những lưu ý khi chọn giống:

Giống cây sầu riêng
Giống cây sầu riêng
Nguyên lý thụ phấn của cây sầu riêng là thụ phấn chéo nhờ gió và côn trùng nên trồng bằng hạt sẻ dễ xảy ra biến dị nên tốt nhất ta nên trồng bằng mắt ghép hoặc bằng kỹ thuật ghép cành. Trồng nhiều (ít nhất 2 giống) trên cùng 1 vườn để tạo điều kiện cho việc thụ phấn chéo làm trái đậu nhiều và tốt hơn.

2.2. Khoảng cách trồng:

Nên trồng sầu riêng ở khoảng cách thưa, mật độ trung bình từ 130 đến 160 cây/ha. Nếu trồng xen với loai cây khác thì khoảng cách trồng được khuyến nghị là 70 đến 90 cây/ha. * Lưu ý: Không đan xen các loại cây như: dừa, thơm, đu đủ, các nhóm cây có múi như cam, bưởi để trồng xen với sầu riêng vì trong các loại cây này có xuất hiện nấm: Phytophthora gây hại cho sầu riêng.

2.3. Kỹ thuật trồng

2.3.1. Cách bón lót và kỹ thuật trồng cây non

(Về phân lót ta sử dụng phân dơi bón lót cho cây sầu riêng.) Bước 1: Sử dụng 0.5 đến 1kg phân dơi trộn với đất rồi ủa ẩm trong gốc từ 10 đến 15 ngày. Trộn phân dơi đều trước khi bỏ bầu giống vào hố trồng. Bước 2: Moi giữa hố phân lót 1 lỗ vừa với bầu đất (lưu ý xé bọc bầu cẩn thận tránh bị vỡ bầu đất làm ảnh hưởng đến cây non). Bước 3: Đặt cây vào hố trồng – Chỉ lấp đất đến ngang mặt bầu cây sầu riêng con, dậm chặt đất bề mặt.
Những nơi đất thấp chũng nên đắp đất cao hơn mặt đất để tránh bị úng nước, những nơi đất cao nên trồng âm xuống đất từ 20 đến 30 cm để giữ ẩm cho cây tốt nhất tránh mất nước quá nhanh.
Bước 4: Cắm cọc cố định cây non. Bước 5: Che nắng cho cây và tiến hành tưới nước giữ ẩm. (Có thể lót cỏ non hoặc sử rãi tro, rơm trên bề mặt để giữ ẩm tốt hơn).

2.3.2. Liều lượng phân phón theo từng giai đoạn của cây (áp dụng đối với phân dơi hữu cơ).

Giai đoạn của cây Lượng phân dơi Lưu ý
Năm thứ 1 1,4kg – 1,6kg Chia làm 2 lần
Lần 1: Đầu mùa mưa
Lần 2: Cuối mùa mưa
Từ năm 2 đến năm 3 3.2kg – 4.5 kg Chia làm 2 lần
Lần 1: Đầu mùa mưa
Lần 2: Cuối mùa mưa
Từ năm 4 đến năm 7 6kg – 6.5kg Chia làm 3 lần
Lần 1: Chuẩn bị ra hoa (tháng 12 đến tháng 1)
Lần 2: Khi quả đạt đường kính 10 -15cm
Lần 1: Chuẩn bị ra hoa (tháng 12 đến tháng 1)
Từ năm 7 trở đi 7.2kg – 8kg Chia làm 4 lần  
Lần 1: Chuẩn bị ra hoa (tháng 12 đến tháng 1)  
  Các loại phân hữu cơ khác cũng nên bỏ từ 20 đến 30kg/ gốc vào đầu mùa mưa. Các loại phân chuồng khác không phải phân dơi phải tiến hành ủ với chế phẩm Trichoderma để tiêu diệt các nấm bệnh như Phytophthora palmivora có trong phân phân chuồng hữu cơ. Những điều cần chú ý khi bón phân cho sầu riêng
Không dùng các loại phân có Clor nhất là trong giai đoạn cho trái để bón vì Clor là một trong những yếu tố làm cho trái bị sượng; Để hạn chế việc ra lá non, giúp cho cây ra hoa và đậu quả được tốt chúng ta có thể bổ sung thêm lượng KNO3 cho cây.

2.4. Những vấn đề khác của cây sầu riêng

2.4.1. Trồng cây chắn gió:

Nên trồng các cây hỗ trợ chắn gió xà cừ, tràm để hỗ trợ chắn gió mùa mưa bão. Tránh gãy đỗ thiệt hại hằng năm.

2.4.2. Kỹ thuật tạo cành – Tỉa tán cho cây sầu riêng:

Tỉa cây sầu riêng
Tỉa cây sầu riêng
Việc dọn cành – Tỉa nhánh đặc biệt là tỉa nhánh sau thu hoạch là kỹ thuật rất quan trọng như cũng có nhiều người ít quan tâm. Tạo cành, tỉa nhánh cho cây sầu riêng giúp loại bỏ các cành sâu bệnh, tạo cành mới giúp ra trái tốt hơn và giúp chất dinh dưỡng đi đến những nơi cần thiết tránh lãng phí. Ngoài ra còn giúp bộ khung cây khỏe mạnh, thoáng mát và tránh gãy đỗ mùa mưa bão. Phân phối lại ánh sáng, giúp cây quang hợp tốt hơn. Giúp cây tăng năng suất. Khi cắt tỉa ta nên chú ý định hình cho cây. Có 1 thân chính mọc thẳng khỏe mạnh, tiếp đó là từ 4 đến 6 cành cấp 1 mọc đều các hướng, cành đầu tiên cách đất ít nhất là 1m khi cho quả. Ý nghĩa tạo cành – Tỉa tán theo từng giai đoạn:
  • Cây non: Giúp tạo hình, giúp rể hoạt động tốt, mau phát triển.
  • Cây trưởng thành – đang thu hoạch: Giúp cây cân đối, thoáng mát, diệt trừ sâu bệnh.
  • Cây già cỗi: Diệt sâu bệnh, bộ rễ đã già yếu nên cần tỉa nhiều để rể không bị quá tải.
Thời gian thích hợp cho việc tỉa và tạo cành:
  • Lần 1: Sau khi thu hoạch. Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành không đạt năng suất hoặc không có khả năng ta quả.
  • Lần 2: Giữa mùa mưa (tháng 8 tháng 9): Tránh gãy đỗ, giúp ánh sáng vào nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bón phân.
  • Lần 3: Lúc đường kính quả từ 3 đến 5cm để giúp cây tập trung dinh dưỡng nhất định vào trái được chọn, giúp cây thoáng mát giảm tình trạng côn trùng phá hoại mùa màng.
Sau khi cắt nên vệ sinh vết cắt bằng cồn hoặc mỡ bò bôi xe nhằm tránh bị nhiễm bệnh, lây bệnh. Nên cắt ngọn để khống chế chiều cao. Tránh để cây quá cao, chiều cao trung bình của cây là từ 7 đến 9m.

2.4.3. Hỗ trợ thụ phấn cho cây sầu riêng

Hỗ trợ thụ phấn cho cây sầu riêng
Hỗ trợ thụ phấn cho cây sầu riêng
Hỗ trợ thụ phấn cho cây sẽ giúp nâng cao năng suất 1 cách chủ động. Thời điểm hoa sầu riêng nở là 15h đến 6h sáng hôm sau. Hoa đực nở nộ vào từ 19h đến 23h. Sau khoảng thời gian này nếu không thụ phấn kịp bao phấn sẽ rụng. Đây chính là lý do bà con nên trồng nhiều giống sầu riêng khác nhau để có sự chênh lệch thời gian nơ hoa giúp thụ phấn chéo giữa các cây. Cách thực hiện: Cát nhị hoa đực (chọn các hoa khỏe manh, sắp nở) cho vào chén và dùng khăn màn quấn lại, chờ đến chiều tối khi hoa bắt đầu nở ta gỡ bao phấn ra và lấy cọ mịn nhẹ nhàng bôi lên nhụy hoa cái. Thời điểm thích hợp cho việc này là từ 20 đến 22h đêm.

2.4.4. Kỹ thuật tưới nước cho cây sầu riêng

Sầu riêng là cây trồng ưa khí hậu nóng ẩm nên việc tưới nước thường xuyên là điều cần thiết, đặc biệt mặc dù ưa ẩm ước nhưng tuyệt đối không để ngập úng.
Kỹ thuật tưới nước cho cây sầu riêng
Kỹ thuật tưới nước cho cây sầu riêng
Cây thiếu nước sẻ bị héo, ủ rủ lá vào ban ngày. Trong tháng đầu khi mới trồng nên tưới liên lục ngày tưới ngày nghỉ và sau đó giảm dần tùy vào độ ẩm của đất. Trong giai đoạn ra hoa và tạo trái việc điều khiển lượng nước phù hợp là rất quan trọng. Khi cây đang tạo quả hoặc ra hoa ta nên hạn chế tưới nhiều vì có thể làm hoa và trái rụng. Khi trái sầu riêng có đường kính từ 10 đến 15cm ta bắt đầu tăng cường lượng nước để cơm vàng, đầy đủ và không bị sượng.

Life Protection

Qua bài viết “Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng bằng phân dơi hữu cơ” đã giúp bà con có thêm nhiều lưu kiến thức kỹ thuật cơ bản chăm sóc vườn cây nhà mình đặc biệt là kết hợp chăm sóc sầu riêng bằng phân dơi hiệu quả. Việc sử dụng phân dơi vào chăm bón mang lại nhiều hiệu quả và dễ dàng sử dụng vào nhiều mục đích và nhiều giai đoạn khác nhau của cây giúp bà con tự tin hơn trong việc trồng và chăm sóc cây. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 070 689 6825 hoặc 037 237 9577 để được tư vấn miễn phí. ___________________ CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0376 968 518. Zalo: 0376 968 518 Facebook: fb.com/techtra.vn Website: www.techtra.vn Tiki: http://tiki.vn/cua-hang/shop-blake Lazada: https://www.lazada.vn/shop/techtra-shop Shopee: https://shopee.vn/techtra.vn

8 thoughts on “Toàn bộ kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng bằng phân dơi hữu cơ

  1. Pingback: Phân dơi là gì – Tổng quan về phân dơi hữu cơ – Techtra

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay