1. Sắc ký lỏng
Sắc ký lỏng là phương pháp tách sắc ký dựa trên sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha không trộn lẫn là pha tĩnh và pha động, trong phương pháp này pha động là một chất lỏng chảy qua pha tĩnh được chứa trong cột hoặc trên một bề mặt phẳng.
Sắc ký lỏng được tiến hành theo cơ chế hấp phụ, phân bổ khối lượng, trao đổi các ion và được loại trừ theo kích thước hoặc tương tác hóa học lập thể.
1.1 Sắc ký lỏng HPLC
HPLC – High performance liquid chromatography – sắc ký lỏng hiệu năng cao, hay còn được gọi là sắc ký lỏng áp suất cao. HPLC là một dạng sắc ký lỏng cột được cải tiến cao, thay vì dung môi chảy dưới áp suất của trọng lực, dung môi chảy với áp suất cao lên đến khoảng 400 atm. Điều này làm nó nhanh hơn nhiều. Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng có thể sử dụng để xử lý áp suất lên đến 6000 psi.
1.2 Sắc ký lỏng UPLC
UPLC – Ultra Performance Liquid Chromatography – sắc ký lỏng siêu hiệu suất. UPLC đã trở thành nền tảng HPLC tiêu chuẩn hiện đại do thế mạnh của nó trong việc tăng lượng mẫu chảy qua, hiệu quả sắc ký, độ nhạy và giảm thời gian chạy. Hệ thống UPLC có thể được dùng để xử lý áp suất lên tới 15000 psi.
2. Cấu tạo của thiết bị sắc ký lỏng
Thiết bị sắc ký lỏng bao gồm hệ thống bơm, bộ phận tiêm mẫu, cột sắc ký, đầu dò (detector), bộ phận ghi nhận tín hiệu và in dữ liệu.
Hệ thống bơm
Hệ thống bơm phải giữ sao cho pha động luôn chảy với một lưu lượng không đổi. Các bơm có thể được lắp với các thiết bị để loại bỏ bọt khí.
Bộ phận tiêm mẫu
Mẫu có thể được tiêm thủ công hoặc tự động. Nhưng tiêm thủ công dễ sai số hoặc không đủ thể tích nên đòi hỏi người thao tác phải có kỹ năng tốt, thuần thục.
Cột sắc ký
Cột khô sẽ chứa dung môi được dùng làm pha động. Sau đó, cột có chức năng là “làm ướt” và cột phải vẫn còn ướt trong toàn bộ thí nghiệm. Khi cột được chuẩn bị chính xác, mẫu cần tách sẽ được đặt ở đầu cột ướt.
Đầu dò (Detector)
Đầu dò UV/Vis và đầu dò chuỗi diod (PDA) là hai loại đầu dò được sử dụng phổ biến nhất. Dựa vào chất cần phân tích hoặc giới hạn phát hiện mà lựa chọn đầu dò phù hợp.
Bộ phận ghi nhận tín hiệu
Bộ phận ghi nhận tín hiệu có thể ghi tín hiệu do đầu dò phát hiện. Các thông số, chỉ số sẽ được phần mềm trong hệ thống ghi nhận, lưu lại như tính đối xứng, hệ số phân giải,… và tính toán, xử lý các thông số có liên quan đến kết quả phân tích.
In dữ liệu
Sau khi hệ thống phân tích xong, dữ liệu sẽ được in ra thông qua máy in kết nối với máy tính có cài phần mềm điều khiển.
3. Ứng dụng của sắc ký lỏng
Trong dược phẩm
- Để kiểm soát vào theo dõi sự ổn định của thuốc
- Nghiên cứu và phân tích dược động học của các dạng bào chế dược phẩm.
- Kiểm soát chất lượng dược phẩm.
Trong môi trường
- Phát hiện các hợp chất phenolic trong nước uống hằng ngày
- Theo dõi sinh học các chất gây ô nhiễm môi trường
Trong pháp y
- Định lượng thuốc trong mẫu sinh học.
- Xác định lượng steroid trong máu, nước tiểu, …
- Phân tích về ngành thuốc nhuộm ngành dệt
- Xác định lượng cocaine và dư lương các loại thuốc khác trong máu, nước tiểu…
Trong thực phẩm
- Định lượng chất lượng có trong nước giải khát và nước uống
- Phân tích đường trong nước ép trái cây
- Phân tích chất bảo quản
Trong xét nghiệm lâm sàng
- Dùng để phân tích mẫu nước tiểu và kháng sinh trong máu.
- Phân tích bilirubin, biliverdin trong bệnh rối loạn gan.
- Có thể phát hiện neuropeptide nội sinh trong dịch ngoại bào của não…
4. Phương pháp sắc ký lỏng tại Techtra LAB
Techtra LAB là tên gọi vắn tắt cho Công ty cổ phần Nghiên cứu Khoa học & Chuyển giao Công nghệ Techtra.
Kinh doanh với nhiều lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, dịch vụ kiểm định, phân tích định tính các hợp chất,…bằng phương pháp sắc ký. Trong đó còn có phương pháp sắc ký lỏng.
Khách hàng cần tư vấn về phương pháp sắc ký lỏng vui lòng liên hệ:
Hotline: 0376968518
Email: info@techtra.vn
Website: www.techtra.vn
Địa chỉ: Phòng 002, Tòa nhà I, Khu Công nghệ phần mềm Đại Học Quốc Gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.