1. Tổng quan về Acid boric
Boron (B) là một thành phần vi lượng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh lý của cây trồng, đặc biệt trong giai đoạn hình thành trái thì hoa là bộ phận có nhu cầu sử dụng boron cao nhất. Các quá trình như: hấp thụ chất dinh dưỡng, cố định N, tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển, hình thành rễ và phấn hoa, tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng đối với những biến đổi của tự nhiên đều đòi hỏi một lượng boron nhất định. Tình trạng thiếu boron thường dẫn đến việc các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng màu nâu hoặc đen. Bên cạnh đó, thiếu boron cây sẽ xuất hiện các tình trạng như rỗng ruột hay khô ruột ở củ cải, cà rốt, khoai tây, táo; xuất hiện màu nâu ở cây súp lơ; trái bị sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống. Tuy nhiên cần phải chú ý đến việc bón sao cho “đúng liều, đúng lượng”, nếu bổ sung quá nhiều thành phần vi lượng boron sẽ gây độc cho cây còn quá ít thì ành hưởng đến quá trình tạo quả. Hàm lượng boron tự nhiên có trong đất khá cao với khoảng 0.5-10 mg/kg chất khô, trong đó tỷ lệ boron cây dễ hấp thụ chiếm từ 1-10% tổng số. Tuy nhiên tỷ lệ này dễ bị thay đổi theo độ pH của đất như tình trạng đất kiềm hay đất bị chua do sử dụng quá nhiều phân bón và đất trồng trọt lâu ngày bị thoái hóa đều khiến cho tỷ lệ boron tự nhiên trong đất bị giảm xuống nhiều. Một số ví dụ về nhu cầu sử dụng nguyên tố vi lượng boron ở các loại cây trồng:- Lượng boron cao: củ cải trắng, củ cải tím, rau xà lách, súp lơ, bắp cải, đậu tương.
- Lượng boron trung bình: cà rốt, khoai tây, đậu trắng Hà Lan, cà chua, cần tây.
- Lượng boron thấp: các cây thuộc họ hòa thảo như lúa, ngô, mía
2. Ứng dụng của Axit Boric
2.1 Giới thiệu về axit boric
Axit boric (BA) là một axit yếu được tạo ra từ phản ứng giữa oxit boric và nước, thường có dạng bột, màu trắng hoặc không màu, không mùi và hòa tan được với nước. Ngoài tự nhiên, axit boric thường được tìm thấy ở một số khoáng chất, nước trong núi lửa hoặc có ở suối nước nóng. Công thức phân tử: H3BO3 Một số tên gọi khác của axit boric: Boron oxide hydroxide, Orthoboric acid2.2 Ứng dụng
Axit boric là một chất với đa công dụng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như:- Y tế: chất khử trùng, chất kháng khuẩn, thuốc rửa mắt,…
- Công nghiệp: nguyên liệu sản xuất thủy tinh, sành sứ, in ấn, sơn nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng,…
- Cách sử dụng
- Kích thích hạt nảy mầm: pha loãng 0,2g axit boric với 1 lít nước
- Bổ sung boron cho đất trồng trước khi gieo hoặc cấy cây con: pha loãng 0,2g axit boric với 1 lít nước sau đó đổ dung dịch theo hàng, sử dụng khoảng 10 lít dung dịch axit boric trên 10 m 2.
- Giai đoạn nảy chổi, trước ra hoa và sau ra hoa: pha loãng 0,1 g axit boric với 1 lít nước, mỗi giai đoạn chỉ phun 1 lần.
3. Sản phẩm axit boric – BOROFAX
Axit boric là một nguyên liệu bổ sung vi lượng boron giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng đề kháng và năng suất sản lượng. Vì vậy Techtra đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến và cho ra đời sản phẩm BOROFAX giúp bổ sung khoáng vi lượng boron, đảm bảo sự phát triển toàn diện cây trồng đặc biệt là các mô ở ngọn, tăng tỷ lệ đậu trái và đặc biệt là khả năng tiêu diệt côn trùng sâu bệnh gây hại cho cây trồng.Hoá chất