Sukang – hay được gọi là sầu riêng ruột đỏ (giống sầu riêng đến từ Malaysia), đặc điểm nổi bật để nhận dạng là vỏ có màu vàng chứ không phải màu xanh như các loại sầu riêng múi vàng. Sầu riêng ruột đỏ có mùi hương đậm đà, có phần thịt quả hơi khô cứng, hạt nhỏ và múi mỏng. Khi quả còn non màu vỏ xanh và khi trái già vỏ sẽ ngả vàng màu lúa chín. Hiện sầu riêng ruột đỏ đang được bán nhiều tại các chợ Thái Lan và Malaysia, khá hiếm ở Việt Nam.
Sầu riêng ruột đỏ có giá giao động từ 220.000-450.000đ/kg, đắt gấp đôi sầu riêng thường tại Việt Nam.
1. Công dụng của sầu riêng ruột đỏ
– Sầu riêng ruột đỏ sẽ có nhiều tác dụng nếu chúng ta ăn đúng cách, một số lợi ích mà sầu riêng đem lại cho sức khỏe con người:
+ Sầu riêng ruột đỏ có giá trị dinh dưỡng khá cao, 100gr sầu riêng sẽ cung cấp khoảng 147 Kcal năng lượng, chiếm 7% lượng năng lượng cho hoạt động của cơ thể mỗi ngày
+ Sầu riêng ruột đỏ cung cấp năng lượng phong phú giúp giảm lão hóa cơ thể đồng thời giúp cho xương và rang khỏe khoắn hơn
+ Tốt cho những người bị bệnh huyết áp, ngoài ra sầu riêng ruột đỏ giàu vitamin C có thể hỗ trợ những vết thương giúp giảm cholesterol cải thiện lưu lượng máu
+ Trong mỗi quả sầu riêng ruột đỏ sẽ chứa một hàm lượng kali đáng kể, lượng kali này rất có ích cho việc bảo vệ cơ thể tránh tác nhân gây hại.
2. Cách trồng sầu riêng ruột đỏ
2.1 Chọn lựa giống
Đa số giống sầu riêng ruột đỏ đều được trồng bằng cây con theo phương pháp vô tính, những giống cây con được chọn phải có đường kính thân khoảng 3cm và có chiều cao từ 50cm trở lên. Vì giá của sầu riêng ruột đỏ khá đắt nên tại Việt Nam rất hiếm người trồng
2.2 Đất đai
Có thể trồng sầu riêng ruột đỏ trên nhiều loại đất như đất thịt, đất đỏ bazan, cát pha vì sầu riêng ruột đỏ khá dễ tính nhưng đất trồng cần phải tơi xốp và thoát nước tốt. Độ pH nên từ khoảng 5-7.
2.3 Chuẩn bị hố trồng
Trước khi đào hố trồng cần nhổ sạch cỏ dại và làm sạch đất, hố trồng nên có kích thước tối thiểu khoảng 60x60x60cm. Tiếp theo cần bón lót trước đó 1 tháng với mỗi hố đào, trong đó cần các loại phân như sau: 0,5 phân lân, 1kg vôi bột để khử trùng, 20kg phân chuồng hoai mục. Cuối cùng là trộn đều với đất và lấp xuống hố ủ sau 1 tháng
2.4 Kỹ thuật trồng
Sau khi chuẩn bị sẵn mọi thứ bao gồm hố trồng và cây giống, bà con dùng dao cắt bỏ phần dây của bầu đất sau đó đặt cây xuống lỗ ngay ngắn. Tiếp theo, cắt một đường dọc túi nilon và từ từ tháo túi ra sao cho đất trong bầu không bị vỡ, cần nhẹ nhàng tránh làm xước cây con giống khi trồng. Đặt cây xuống từng hố trồng và lèn chặt đất với 2/3 chiều cao của bầu sau đó rải đều 5-10g phân lân nung chảy hoặc super lân xung quanh. Sau đó, bà con hãy lấp đất đầy lỗ rồi nén nhẹ cho đất vừa ngang mặt bầu, làm bồn xung quanh để giữ nước tưới khi cần thiết
Mẹo nhỏ: khi trời mưa, để tránh trường hợp cây không bị đổ ngã và để cho cây phát triển tốt vào thời kỳ ban đầu bà con cần cắm thêm một chiếc cọc tre cho cây. Để tránh hướng nắng trưa chiếu vào bà con có thể dùng cành lá cây khác để che
3. Cách chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ
3.1 Bón phân cho cây
Bón phân là việc làm cần thiết để giúp cây được tươi tốt và sớm ra quả. Vì thế nên kết hợp cả phân hóa học và phân hữu cơ để bón cho cây
Đối với phân hữu cơ, bà con nên bón cho cây 5kg/gốc lúc sầu riêng 1 năm tuổi, sau mỗi năm, bón tăng thêm khoảng 20%. Trong những lần tiếp theo sẽ bón theo từng giai đoạn, đặc biệt khi cây chuẩn bị ra đọt non.
3.2 Tỉa cành, tạo tán cho cây
Sầu riêng ruột đỏ cần được cắt tỉa và tạo tán ngay từ khi cây còn nhỏ. Khi mới trồng, bỏ hết chồi gốc và chỉ để lại ngọn còn tỉa. Khi chiều cao của cây đạt 2m trở lên, cần phải cắt tỉa loại bỏ cành vượt, cành xấu khô héo chỉ để một phần chính phát triển.
3.3 Thu hoạch sầu riêng ruột đỏ
Khi quả đạt được kích thước tối đa và quan sát vỏ quả hơi nứt, sờ vào quả mềm và đặc biệt là tỏa ra mùi hương đặc trưng là đã có thể thu hoạch. Thông thường, đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch quả đều. Hái dần và bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được độ tươi ngon và hương lâu hơn
4. Các loại sâu bệnh thường gây hại cho sầu riêng ruột đỏ
4.1 Sâu đục trái
– Sâu đục trái sẽ thường gây hại khi trái còn non
– Cách phòng trị:
+ Dùng cành cây nhỏ ngăn tách các trái để hạn chế thiệt hại
+ Cắt tỉa các trái xấu, trái bị nhiễm
4.2 Rầy phấn
– Cách gây hại: đây là kẻ thù lớn nhất với sầu riêng ruột đỏ, thường tấn công đọt non và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
– Cách phòng trị:
+ Có thể dùng các loại thuốc như là Butyl, Bascide, Actara,.. khi mật số rầy đạt đến ngưỡng cao, cần tìm hiểu kỹ và phun theo liều lượng khuyến cáo
+ Đồng loạt điều khiển cây ra đọt non để trừ rầy
4.3 Nhện đỏ
– Cách gây hại: thông thường, rất khó phát hiện ra loại nhện này chúng có kích thước khá nhỏ
– Cách phòng trị:
+ Tạo điều kiện cho thiên địch ( bọ ngựa, bọ cánh cứng, bọ xít,…) phát triển để hạn được tác hại của nhện
+ Tạo độ ẩm cao trong vườn vào mùa nắng bằng cách phun nước lên tán lá có thể làm giảm mật số của nhện và tạo điều kiện cho thiên địch phát triển
Techtra đã cung cấp các thông tin bổ ích cho bà con những điều cần biết về Sukang – sầu riêng ruột đỏ, qua đó bà còn có thể áp dụng cách chăm sóc và bổ sung thêm các kiến thức để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Bệnh héo xanh-giải pháp và cách phòng trị bệnh
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA
Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0376 968 518
Zalo: 0376 968 518
Facebook: http://fb.com/techtra.vn
Website: www.techtra.vn
Tiki: http://tiki.vn/cua-hang/shop-blake
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/techtra-shop
Shopee: https://shopee.vn/blake.vn