About Us

Phân chuồng là gì? Tổng quan về phân chuồng

Phân chuồng là phân hữu cơ có nguồn gốc từ gia súc. Phân thường thuộc hai dạng lỏng và rắn, được lấy từ các vật nuôi như: gà, vịt, heo, bò, … Chúng bao gồm các phân và nước tiểu, chính là những thứ còn sót lại của các động vật thải ra sau quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Hàm lượng dinh dưỡng có được trong phân nhiều hay là ít còn phụ thuộc vào các yếu tố đến từ bên ngoài như: môi trường, thức ăn, động vật chủ, phương pháp chăn nuôi và chăm sóc. Phân chuồng ngoài đem lại lợi ích cho cây trồng thì còn mang lại lợi ích to lớn giúp bảo vệ môi trường đất không bị hư hại và dễ dàng tái tạo lại cho vụ mới sau khi thu hoạch. Phân chuồng ngoài mang lại lợi ích trực tiếp đối với cây trồng thì còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với môi trường và đất trồng, hãy cùng Techtra xem những lợi ích đó là gì nhé.

1. Lợi ích của phân chuồng.

1.1. Đối với đất:

Tác dụng của phân đối với đất.
Tác dụng của phân đối với đất.
  • Tăng khả năng cải tạo đất, giúp đất tăng cường giữ mùn giữ nước trở nên tốt hơn.
  • Tạo ra một môi trường đất tốt giúp cho vi sinh vật có lợi phát triển hiệu quả.
  • Làm giảm việc sói mòn đất do thiên tai bão lũ gây nên, đồng thời các chất hữu cơ sẽ giữ lại lâu trong đất hơn. Góp phần cho đất trồng trở nên màu mỡ.
  • Phân chuồng thân thiện với môi trường không gây ô nhiễm đất và không khí trong quá trình sử dụng.

1.2. Đối với cây trồng:

Tác dụng của phân chuồng đối với cây trồng.
Tác dụng của phân chuồng đối với cây trồng.
  • Quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng diễn ra đều và liên tục không bị ngắt quãng. Điều này đem lại lợi ích về lâu dài cho cây hơn là sử dụng các loại phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu.
  • Phân chuồng hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho thực vật thực vật ở thể rắn, điều này cũng giống như các thức ăn khi động vật ăn vào và hấp thu. Khi thức ăn qua quá trình tiêu hóa của các loài động vật thì dinh dưỡng sẽ bị hấp thụ phần lớn để bổ sung cho động vật và các phần còn lại không phù hợp sẽ được thải ra. Phần lớn các chất không hấp thu khi thải ra thì có Nitơ chiếm 3/4, photpho chiếm 4/5 và 9/10 là kali.
  • Nhờ các chất cần thiết sau trên mà giúp cho phân chuồng bón tốt cho cây.
  • Đặc biệt trong quá trình hấp thụ thì với phân chuồng sẽ giúp cho cây trồng phát triển bộ rễ to ra và bám sâu vào đất một cách nhanh chóng. Điều này là vô cùng phần thiết đối với các loại cây trồng lâu năm hoặc cây ăn quả, nó cần một lượng dinh dưỡng và nước cung cấp từ rễ.

1.3. Đối với môi trường:

Phân chuồng khi sử dụng bón cho cây sẽ giúp kích thích cho vi sinh vật có lợi cho đất và cây xung quanh phát triển và hoạt động mạnh hơn. Ngoài vi sinh vật thì còn có tảo và thực vật phù du sẽ được hưởng nhiều lợi ích trong quá trình sử dụng phân chuồng. Trong phân chuồng còn chứa nhiều khoáng giúp thúc đẩy sự phát triển của tảo (trong ao nuôi), phân còn dùng trong ao nuôi cá, đối với ai cá phân được bón theo hàm lượng 250-500kg/ 1 ao cá, định kỳ là 6 tháng cho một lần bón. Nếu bón nhiều quá thì sẽ làm nước hỏng gây ra mùi và thiếu đi oxy điều này sẽ gây hại cho cá và tảo trong ao. Tới đây ta đã biết các lợi ích mà phân chuồng mang lại. Giờ ta sẽ xem có mang nhiêu nguồn sinh vật mang lại dinh dưỡng trong phân và làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả và chính xác để thực vật phát triển tốt theo hướng tích cực. Xem thêm: Mẹo làm phân trộn bằng thực phẩm thừa đơn giản nhất

2. Các loại phân chuồng phổ biến.

2.1. Phân trùn quế.

Hàm lượng dinh dưỡng bao gồm các chất:
Nitơ 0.9
Photpho 1.15
Kali 0.2
Các chất trên rất thích hợp để chăm sóc những loại cây cần sự phát triển của rễ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Có thể dùng như hỗn hợp phân bón trồng cây và phù hợp cho cây non. Gíup cho cấu trúc trong đất tốt hơn trong quá trình thoát nước và còn giúp bảo vệ không khí, lưu trữ độ ẩm hơn giúp rễ phát triển tốt.
Trùn quế
Trùn quế

Cách sử dụng:

  • Để kích thích sự nảy mầm ở cây thì dùng 20%-30% phân trộn lại với đất để tạo ra một hỗn hợp nảy mầm tốt.
  • Phân bón cho gốc cây thì trộn phân với cơ chất rồi bón trực tiếp lên xung quanh gốc cây.
  • Đối với một số loại rau, củ, cây ăn quả sử dụng cách bón lót bằng trùn quế sẽ tạo ra các thực phẩm hảo hạng, đạt được năng suất chất lượng cao.

2.2 Phân bò (khô).

Hàm lượng dinh dưỡng bao gồm các chất:
Nitơ 1.2
Photpho 2.4
Kali 2.1
Cũng giống như phân từ giun, điểm mạnh của phân từ bò là cung cấp các chất dinh dưỡng tốt để nuôi dưỡng rễ phát triển. Sử dụng phân với tỷ lệ 1-3kg trên mét vuông. Sau đó ta phải ủ men trước khi bắt đầu trồng khoản từ 15 đến 30 ngày. Nên phải sử dụng lại phân bón cũ vì nếu sử dụng phân mới và tươi sẽ tạo ra nhiệt độ và nitơ được chiết xuất từ đất sẽ. Do đó sẽ gây ảnh hưởng làm cho lá đổ màu vàng và chết đi.
Phân chuồng trong quá trình ủ hoai
Phân chuồng trong quá trình ủ hoai

Cách sử dụng:

  • Để đạt được hiệu quả cao thì nên phơi khô phân bò và sử dụng cách bón lót cho cây.
  • Cây con thì không nên bón quá nhiều vì trong phân có các dưỡng chất nếu cây con hấp thụ nhiều quá sẽ không tốt.
  • Bón thì nên bón xung quanh gốc, không nên bón trên bề mặt vì như vậy sẽ dễ lây mần bệnh.

2.3. Phân lợn (heo).

Hàm lượng dinh dưỡng bao gồm các chất:
Nitơ 2.2
Photpho 2.1
Kali 1.0
Các dưỡng chất có từ lợn trong phân chuồng thì thích hợp để chăm sóc các loại cây ăn quả đang ở trong quá trình cây ra hoa. Phân đến từ lợn ở thể lỏng có thể dùng để bón sau ngay khi lấy từ hầm khí sinh học. Với khí sinh học đó ta cũng có thể dùng trong quá trình nấu nướng hoặc sử dụng vào các việc khác trong trang trại.

Cách sử dụng:

  • Hiệu quả dinh dưỡng chỉ phát huy tốt khi phân đã trải qua quá trình ủ hoai.
  • Không nên bón phân tươi vì trong phân tươi không có nhiều chất dinh dưỡng mà còn có các tác nhân độc hại gây bất lợi cho sự phát triển của cây.
  • Sẽ tốt hơn nếu được bón kết hợp với phân hóa học thì hiệu quả sẽ tăng cao hơn nhiều.
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân heo.
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân heo.

2.4. Phân gà hữu cơ.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng bao gồm:
Nitơ 1.6
Photpho 1.8
Kali 2.0
Dinh dưỡng. Với các dưỡng chất này thì khi dễ sử dụng cho bất kì loại cây trồng nào trong bất cứ các giai đoạn nào của cây mà không gây ảnh hưởng xấu. Hàm lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào chất nền.
Phân gà trong chăn nuôi.
Phân gà trong chăn nuôi.

Cách sử dụng:

  • Thích hợp bón khi cây đang trong giai đoạn phát triển.
  • Hãy bón lót trước khi bắt đầu công đoạn gieo trồng, rải đều phân bón quanh các cuốn rảnh và sau đó bắt đầu xới đất lên.
  • Bón thúc thì kết hợp với các loại phân vô cơ khác để tăng độ hiệu, bón này thì hãy xớt đất, rải đều phân ra rồi sau đó trộn với đất.
  • Nếu sử dụng cho mục đích phát triển lá thì có thể kết hợp với phân khô và nitơ lại với nhau.
  • Vì phân này hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác khoản 1/3 nên bón nhiều sẽ gây ra các phản ứng phụ làm gây hại cho cây.

2.5. Phân dơi nguyên chất.

Phân dơi minh tâm
Phân dơi minh tâm
Hàm lượng các chất dinh dưỡng bao gồm:
Nitơ 6
Photpho 9
Kali 3
Phân dơi được các chuyên gia đánh giá là một trong những phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Điều này thích hợp để bón cho các loại cây như: sầu riêng, chuối, nhãn. xoài, và thích hợp nuôi dưỡng cây trong giai đoạn cây ra hoa. Phân đến từ dơi thì khá là hiếm so với các loại khác nên giá thành khá là cao.

Cách sử dụng:

  • Để khai thác hết chất dinh dưỡng của phân thì nên dùng cách bón lót cho cây.
  • Hàm lượng dinh dưỡng của phân dơi khá cao nên sử dụng cho thời điểm cây trưởng thành, thích hợp nhất là lúc cây trong quá trình ra hoa thì lúc. này phân dơi sẽ chính là nguồn thức ăn hợp lý nhất.
Xem thêm: Phân dơi là gì? Tổng quan về phân dơi.

2.6. Phân chuồng có nguồn gốc từ Vịt (Ngan, ngỗng).

Hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:
Nitơ 1.2
Photpho 1.8
Kali 0.5
Phân chuông có nguồn gốc từ vịt thì thích hợp đối với đang cây phát triển cần phải bảo dưỡng chăm sóc kĩ trong quá trình ra hoa.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng phân khô cho cây hấp thụ là cách tốt nhất.
  • Bón cho cây trong quá trình phát triển (lúc ra hoa).
  • Trách để phân bị ướt hoặc nơi ẩm ước, vì khi bị ướt sẽ kích thích quá trình hoạt động các vi khuẩn và các chất độc hại. Ngoài ra còn khéo ra quá. trình ủ hoai của phân, làm chậm tiến trình chăm sóc cho cây.
Sau khi tìm hiểu về hàm lượng dịnh dưỡng và cách dùng thì dưới đây ta có bảng so sánh lượng chất dinh dưỡng có trong phân chuồng.

3. Những điều cần biết trong quá trình sử dụng phân chuồng.

  • Phân chuồng sau khi kết thúc quá trình ủ người dùng phải nhanh chóng mang phân bón vào đất ngay cho cây để trách kéo dài lâu thì phân sẽ mất đi chất đạm làm giảm hiệu quả và chất lượng.
  • Để có nhiều lợi về dinh dưỡng cây trồng và đất thì nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục cho cây.
  • Không nên bón ngay phân tươi vào cây, vì trong phân lúc này có chứa các vi khuẩn và nấm độc hại làm ảnh hưởng đến cây mà nếu bón thì cũng không đem lại hiệu quả cao.
  • Phân chuồng thì lượng kali cao nên bón phân chuồng là cách để tăng và đảm bảo đủ lượng kali cho sự phát triển của cây.
  • Để tăng hiệu quả phát triển thì có thể kết hợp bổ sung giữa phân chuồng và phân hóa học.
  • Phân chuồng tốt nhất là nên bón lót và bón xong thì chôn vào đất để khai thác hết hiệu quả của phân mang lại.
Xem thêm: Có nên sử dụng phân dơi hữu cơ để trồng rau? – Ưu và nhược điểm là gì

4. Những mặt hạn chế và lưu ý sử dụng phân chuồng.

4.1. Hạn chế:

  • Phân chuồng cần có thời gian để các vi sinh vật phân giải để đạt được giá trị dinh dưỡng tốt nhất. Nên sẽ tốn thời gian, không phù hợp với các loại cây cần bón phân liền.
  • Khi cần sử dụng lượng phân lớn, thì sẽ tốn nhiều công sức trong giai đoạn bón và ủ phân, ngoài ra còn tốn thêm khoảng chi phí vận chuyển.
  • Trước khi bắt đầu bón thì phải tiến hành các công đoạn loại bỏ các mần bệnh có sãn trong phân.
  • Phân phải đợi phân khô bón mới đem lại hiệu quả, phân tươi sẽ không đem lại hiệu quả cao mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

4.2. Lưu ý khi sử dụng phân chuồng:

  • Không nên sử dụng phân tươi để bón cho cây, vì trong phân tươi có nhiều tác nhân độc hại không tốt cho cây.
  • Bón phân cần phải đáp ứng các yêu cầu: đúng giờ, đúng phân và cây, đúng cách, đúng lượng dùng.
  • Trong quá trình ủ phân thì nên không ủ quá lâu, vì ủ lâu sẽ mất đi chất đạm vốn có trong phân.
  • Ủ phân tránh những nơi gần hồ nước, nơi ủ phải có mái hiên tránh trường hợp mưa, vì khi nước sẽ thấm nước làm cho phân bị mất đi hàm lượng chất đạm và khi thấm nước khiến cho phân lâu khô hơn.
“Người đẹp vì lụa, cây trồng phát triển vì phân” chăm sóc cây trồng tốt thì không thể bỏ qua phân bón và cách bón đúng. Để cây phát triển bển vững và bảo vệ môi trường thì sử dụng phân hữu cơ như phân chuồng, phân bò, phân lợn, … Và đặc biệt phân dơi là một loại phân với sự vượt trội về hàm lượng dinh dưỡng và tiện lợi trong cách dùng. Và phân dơi hữu cơ Minh Tâm là một trong những phân bón được người trồng cây tin tưởng sử dụng để chăm sóc cho cây trồng của mình.

Life Protection

___________________ CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHTRA Địa chỉ: Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia, Số 3 Đường Võ Trường Toản, Phường Linh Xuân, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hotline: 0376 968 518. Zalo: 0376 968 518 Facebook: fb.com/techtra.vn Website: www.techtra.vn Tiki: http://tiki.vn/cua-hang/shop-blake Lazada: https://www.lazada.vn/shop/techtra-shop Shopee: https://shopee.vn/techtra.vn

Tôi nên đọc gì tiếp theo? 

Phân dơi cho bonsai có thực sự hiệu quả? Mẹo trộn phân bằng thực phẩm thừa đơn giản nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Gọi ngay